Học tập đạo đức HCM

Giữa năm 2015, Việt Nam sẽ trồng đại trà cây biến đổi gene

Thứ sáu - 05/09/2014 03:22
Với việc Bộ TNMT cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho ngô biến đổi gene, đại diện Hội đồng ATSH cho rằng, chỉ còn một thủ tục là đăng ký giống với Bộ NNPTNT để tiến hành khảo nghiệm kết hợp diện hẹp, diện rộng một vụ nữa là nông dân sẽ được trồng loại cây này.

Tháng 6.2015 sẽ có cây trồng biến đổi gene.

Theo Phòng Quản lý nguồn gene và ATSH, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TNMT), ngô BĐG mang sự kiện MON 89034 có tính kháng (chống) các loại sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) như sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu khoang đã được xem xét và đánh giá rủi ro kỹ lưỡng bởi Tổ chuyên gia và phải được chấp thuận bởi Hội đồng ATSH Quốc gia là An toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học theo đúng trình tự quy định trong Thông tư 08 của Bộ TNMT. Đây là sự kiện BĐG đầu tiên được cấp GCN ATSH tại Việt Nam.

 

 

Trước khi được cấp GCN ATSH tại Việt Nam, sự kiện MON 89034 đã được cấp phép phóng thích vào môi trường tại 8 quốc gia trên thế giới như Canada, Mỹ, Nhật Bản…

Báo cáo đánh giá rủi ro của ngô BĐG mang sự kiện MON 89034 đối với môi trường và đa dạng sinh học đã được Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (chi nhánh Tập đoàn Monsanto) xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu đã được chứng minh là ATSH trên thế giới và các số liệu qua các vụ khảo nghiệm hạn chế, khảo nghiệm diện rộng đối với sự kiện MON 89034 trong điều kiện thực tế tại Việt Nam (kết quả khảo nghiệm đã được Bộ NNPTNT chứng nhận đạt yêu cầu).

TS Phạm Văn Toản (Viện Khoa học Việt Nam), thành viên Hội đồng ATSH cho biết, việc quyết định cấp GCN ATSH của Bộ TNMT cùng với việc cấp giấy xác nhận các sự kiện ngô BĐG đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của Bộ NNPTNT trong thời gian qua đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong tiến trình ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại nước ta.

Theo ông Toản, như dự thảo sửa đổi Thông tư 23 của Cục Trồng trọt, chỉ cần khảo nghiệm cả diện hẹp và rộng cùng kết hợp 1 vụ nữa, thì vào khoảng tháng 6.2015 là nông dân có thể chính thức trồng đại trà cây trồng BĐG.

Trao đổi với NTNN, ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết: “Chỉ cần khảo nghiệm cả diện hẹp và rộng cùng một vụ và các cơ quan chức năng đánh giá, nếu đảm bảo các yêu cầu sẽ được cấp phép trồng đại trà ngay sau khi khảo nghiệm”- ông Định nói.

Không cần khảo nghiệm thêm

Đại diện một doanh nghiệp đã tiến hành khảo nghiệm cây trồng BĐG cho rằng, điều đáng lưu tâm là các trình tự thủ tục và quy phạm khảo nghiệm phục vụ cho việc đánh giá và công nhận giống cây trồng mới của chúng ta đã được xây dựng từ năm 2006.

Trên thực tế, chúng ta đã quá lạc hậu để đáp ứng được đòi hỏi của thực trạng phát triển giống mới hiện nay. Việc sử dụng những thước đo cũ làm tiêu chuẩn để đánh giá và quản lý những công nghệ mới sẽ lại tạo ra những bất cập.

Do đó, một số ý kiến cho rằng, chúng ta có thể chọn lựa – một là chặt chẽ về mặt hành chính và đi từng bước cẩn trọng, hai là phát huy sự vận động của thị trường mà ở đó các cơ quan quản lý nhà nước đứng ở vai trò trọng tài để thúc đẩy tiến trình giới thiệu giống mới, với các tiêu chuẩn vượt trội hơn, ra thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp nông dân có thể tiếp cận nhanh hơn với các giống cây trồng mới mà cụ thể là các giống cây trồng chuyển gene.

TS Nguyễn Trí Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: “Trong khi, các giống ngô BĐG này đã được thương mại hóa ở các nước khác, nên về thủ tục pháp lý đã hoàn toàn đủ. Bây giờ lại tiến hành khảo nghiệm theo kiểu cứ quanh quẩn “con gà, quả trứng cái nào có trước” thì chẳng biết tới khi nào nông dân mới chính thức được trồng”- ông Ngọc nói.

   Theo ý kiến của một số doanh nghiệp, việc đưa ra yêu cầu khảo nghiệm thêm một vụ đối với những giống cây trồng chuyển gene mà giống nền đã có trong danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam sẽ đòi hỏi thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để có thể hoàn tất do điều kiện mùa vụ khác nhau giữa các vùng trồng ngô trên cả nước. Điều này có thể sẽ kéo dài thêm thời gian đưa giống BĐG vào sản xuất đại trà.
nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập564
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,658
  • Tổng lượt truy cập90,863,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây