Phát hiện mới này được báo cáo trên tạp chí Nature. Tám tổ chức từ Ôxtrâylia, Ixraen, Nhật Bản và Mỹ đều có đóng góp cho phân tích này. Các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều giống lúa mì, gạo, đậu Hà Lan, đậu tương, ngô và lúa miến phát triển trên các cánh đồng có nồng độ CO2 trong khí quyển giống như những nồng độ được dự báo vào giữa thế kỷ này. (Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện đang tiến gần 400 ppm, và dự báo sẽ tăng lên 550 ppm vào năm 2050). Nhóm nghiên cứu đã mô phỏng nồng độ CO2 cao ở các cánh đồng canh tác ngoài trời sử dụng một hệ thống có tên gọi là làm giàu CO2 trong không khí (FACE) – hệ thống hút ra, quan trắc và điều chỉnh nồng độ CO2 trong khí quyển để mô phỏng các điều kiện trong tương lai.
Trong nghiên cứu này, tất cả các điều kiện phát triển khác (ánh sáng mặt trời, đất, nước, nhiệt độ) là như nhau đối với các loài thực vật phát triển trong điều kiện nồng độ CO2 ở mức cao và những loài sử dụng để đối chứng. Các thí nghiệm cho thấy chất lượng dinh dưỡng của một số cây trồng quan trọng nhất trên thế giới đã sụt giảm để ứng phó với sự gia tăng nồng độ CO2. Nghiên cứu đóng góp "gấp hơn mười lần dữ liệu về hàm lượng kẽm và sắt trong thành phần có thể ăn được của cây trồng trong điều kiện phát triển của FACE” so với các nghiên cứu trước đó.
Khi nhóm nghiên cứu thực hiện thử nghiệm FACE, họ đã nhận thấy rằng nhiều loài cây trồng quan trọng có hàm lượng kẽm và sắt thấp hơn (trong điều kiện nồng độ CO2 ở mức cao), Giáo sư Gen Andrew Leakey, một tác giả của nghiên cứu, hiện đang công tác tại Viện Sinh học di truyền, trường Đại học Illinois cho biết. Thiếu kẽm và sắt là một vấn đề lớn về sức khỏe toàn cầu đối với ít nhất 2 tỷ người. Hàm lượng kẽm và sắt giảm đáng kể trong lúa mì, gạo, đậu tương và đậu Hà Lan. Lúa mì và gạo cũng có sự sụt giảm đáng chú ý trong thành phần prôtêin trong điều kiện nồng độ CO2 cao hơn.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây lúa miến và ngô vẫn còn tương đối ổn định trong điều kiện nồng độ CO2 cao hơn bởi vì những loại cây trồng này sử dụng một phương pháp quang hợp được gọi là C4 – phương pháp cố định CO2 trong lá của chúng, Leakey cho biết. Công trình nghiên cứu trước đó của nhóm tại Illinois cho thấy rằng, tỷ lệ quang hợp của chúng không bị kích thích bởi gia tăng nồng độ CO2. Chúng đã có CO2 cao trong lá. Cần phải nghiên cứu thêm để xác định cách thức cây trồng tăng trưởng ở các khu vực đang phát triển của thế giới để ứng phó với nồng độ CO2 cao hơn trong khí quyển, Leakey nói.
Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã