Ngoài ra, theo ông Hòa, việc kiểm tra này cũng chỉ thực hiện được ở kênh phân phối hiện đại (hệ thống các siêu thị) thay vì ở cả kênh phân phối truyền thống (gồm hai chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, 4 chợ lẻ Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình).
Thời gian triển khai ở kênh phân phối truyền thống có thể là 2-3 tuần sau khi hoàn thiện việc thực hiện ở kênh phân phối hiện đại. Trong quá trình triển khai sẽ vẫn tiếp tục hoàn thành chuỗi cung ứng, đặc biệt là phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát khâu chăn nuôi.
Những khó khăn trong quá trình triển khai, theo ông Hòa đó là chủ thể tham gia chương trình không kịp trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc; chưa vận động được hết thương lái cùng tham gia; các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mặc dù đồng tình nhưng vẫn mang tâm lý chờ xem kết quả…
Hiện tại đã có 18 cơ sở giết mổ, 60 cơ sở, doanh nghiệp với 1.000 trang trại tham gia với sản lượng cung ứng tối đa là 10.000 con/ngày, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho thị trường TPHCM.
Trước mắt, từ ngày 16-12 người tiêu dùng có thể mua thịt heo nằm trong dự án truy xuất nguồn gốc tại 346 điểm bán, cơ sở kinh doanh gồm 33 siêu thị Co.opMart, Co.opExtra và 108 cửa hàng Co.opFood; 2 siêu thị SatraMart và 95 cửa hàng thực phẩm tiện lợi SatraFoods; 5 địa điểm thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagrifood), 21 siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Big C; 2 siêu thị Auchan; 4 siêu thị LotteMart; 2 cửa hàng thuộc Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam, 47 cửa hàng Vissan…
Hai kênh phân phối hiện đại là Metro và VinMart hiện chưa đăng ký tham gia. Sở Công Thương đang có kế hoạch làm việc với hai hệ thống này để trong thời gian sớm nhất các kênh phân phối hiện đại đều cung ứng thịt heo có truy xuất nguồn gốc.
Ông Hòa cũng cho biết, theo tính toán, sau khi tham gia dự án truy xuất nguồn gốc giá mỗi ký thịt heo sẽ tăng khoảng 200 đồng. Ở giai đoạn này, giá thịt heo gắn vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc không thay đổi so với thịt heo thông thường. Tuy nhiên, sau này tất yếu thị trường sẽ hình thành hai giá bán tương ứng với nguồn thịt gồm có truy xuất và không truy xuất nguồn gốc.
Theo kế hoạch, vào đêm 14-12, Ban quản lý đề án sẽ có buổi tổng duyệt việc chạy thử đề án tại Vissan, sáng ngày 16-12 sẽ chính thức triển khai tại siêu thị Co.opMart Foodcosa, quận Gò Vấp.
Đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo nằm trong chương trình Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 tại TPHCM, được Sở Công Thương giao cho Hội Công nghệ cao thực hiện. Đơn vị này đã thiết kế một ứng dụng miễn phí cài đặt trên điện thoại để soi thịt heo nhằm nhận biết nguồn gốc. Theo đó, heo khi xuất chuồng sẽ được gắn hai vòng nhận diện có khắc mã số QR code bằng tia laser vào hai chân sau. Mã trên vòng nhận diện khi được kích hoạt sẽ chứa các thông tin về trang trại nuôi heo. Vòng nhận diện có giá trị kích hoạt trong vòng 24-48 giờ, không có khả năng sử dụng lại trong trường hợp tháo ra lắp lại. Khi heo đi tiếp chu trình (vào lò mổ, ra chợ sỉ, chợ lẻ), mỗi công đoạn sẽ có cơ quan chức năng quản lý “dán tem điện tử” lên vòng nhận diện, hay kích hoạt vòng nhận diện. Thịt heo mang vòng nhận diện đến chợ sẽ được ban quản lý chợ kiểm tra thấy hợp lệ mới cho vào chợ. Các đại lý, tiểu thương bán sỉ, bán lẻ cũng sẽ “dán tem điện tử” hay kích hoạt vòng riêng để xác nhận thịt heo họ bán ra có nguồn gốc rõ ràng và có thể truy xuất. Người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc thịt bằng cách tải ứng dụng miễn phí Te-food trên www.te-food.com vào smartphone hay sử dụng máy kiểm tra đặt tại chợ. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã