Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 27/10/2015 03:16
Nuôi vịt thả đồng là một trong những mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi để đạt chất lượng cũng như năng suất vịt cao nhất.

Bà con cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng để có thể đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Đây là hình thức chăn nuôi du canh mang lại nhiều lợi ích như: Có thức ăn cho vịt, vịt được hoạt động nhiều nên cho chất lượng thịt tốt hơn, tăng được vụ lúa, giảm được lượng phân bón hoá học (vì đã có phân vịt), …  

Xác định mùa vụ và thời điểm chăn thả

Việc xác định đúng thời điểm của các vụ lúa trong năm rất quan trọng, để vịt tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng, nhằm giảm bớt chi phí cho chăn nuôi. Ở nước ta nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa thường tập trung vào 2 thời điểm chính của các vụ lúa là:

Vào thời kỳ lúa đang sinh trưởng, thả vịt vào đồng ruộng để ăn các côn trùng, dế, nhện, ốc, cua, ruốc, hến, và trừ rầy cho lúa.

Thời kỳ thu hoạch, thả vịt vào đồng ruộng để tận dụng lúa vơi vãi và nhiều động vật thuỷ sinh saun khi thu hoạch.

Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng giúp bà con đạt năng suất chăn nuôi cao nhất

Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi vịt thả đồng giúp bà con đạt năng suất chăn nuôi cao nhất

Chuẩn bị chuồng trại

Chọn nơi cao ráo, ven ruộng, ao, hồ, tiện cho vịt tắm và bơi lội. Chuồng được làm bằng tre, lá rẻ tiền, có mái che và cách cao khoảng 1 mét để tránh gió lùa.

Trước khi nhận vịt về nuôi 7 ngày phải dọn sạch chuồng, nền chuồng, tường lưới, cần quét vôi nền chuồng và tường cao 0,8 – 1m. Sau khi vôi khô, cho phoi bào, mùn cưa hoặc trấu khô (đảm bảo không mốc), rơm rạ băm nhỏ, khô sạch vào chuồng làm chất độn chuồng, khử trùng bằng xông Formalin, thuốc tím.

Chọn vịt con

Người chăn nuôi phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.

Kỹ thuật chăn nuôi vịt thả vườn

Ngày đầu tiên: Tranh thủ thả ngay vịt xuống nền, không nên để lâu trên nong nia khi bắt về, vì vịt cách độ ẩm đất lâu da chân vịt dễ khô khan bước chân đi cứng nhắc không linh hoạt, khó nuôi. Sau đó thả vịt trong từng mành rộng theo từng số lượng vịt 100-150 con, phải giữ luôn ấm áp, tránh để vịt bị lạnh lâu quá đễ chết về sau. Khoảng 10 giờ sau khi nở có thể cho vịt ăn tấm trộn với hành xắt nhuyễn. Khối lượng hành khoảng 1/3 khối lượng tấm. Ban đêm cố gắng chan vịt ra đừng để nằm đè lên nhau khiến vịt yếu ngộp chết hay què chân cẳng. Có thể úm bằng đèn bão hay đèn điện, không cần lót nhiều rơm mà chỉ cần một lớp bao cũ hay lớp rơm mỏng.

Ngày thứ hai: Tiếp tục cho ăn như trên, thả vịt ra tắm nắng quần chân cẳng. Cho vịt uống nước sạch ở trên bờ, sau đó từ ngày thứ 3-4 có thể lùa vịt con xuống mặt nước cạn, sạch khoảng 5 phút rồi lùa lên lại cho vịt quen vừa uống nước vừa tập rỉa lông. Nên làm như vậy nhiều lần trong ngày, vì để muộn quá vịt không quen rỉa lông nên nước đẩm lông, vịt có thể bị lạnh yếu và chết – có khi vịt bị chết đến 2/3 bầy cũng vì lý do trên.

Ngày thứ 3 đến thứ 6: Nên thả mỗi ngày khi trời nắng ấm và lùa về khi trời nắng gắt. Thức ăn vẫn là tấm, bột bắp trộn thêm hành khoảng 1/3 khối lượng thức ăn để giữ cơ thể vịt được ấm áp. Nếu thấy tỷ lệ vịt chết hơi cao thì tăng cường thêm hành đến ½ khối lượng thức ăn.

Để vịt khỏe mạnh, bà con cần tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi

Để vịt khỏe mạnh, bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật chăn nuôi

Ngày 7 đến ngày 15: Được 7 ngày, vịt rất lanh lẹ, đuổi bắt được côn trùng, có khả năng cho vịt ra đồng gần thường xuyên khi trời nắng ấm và có chỗ bóng mát cho vịt con lên nghỉ ngơi rỉa lông. Thức ăn bao gồm gạo lức, bắp xây hay cả cám hỗn hợp và trộn thêm một ít hành xắt nhuyễn nếu trời lạnh và khi thấy vịt con khò khè vào ban đêm, phải tăng thêm lượng hành vào thức ăn. Không nên cho vịt ăn bằng máng hẹp, thau mà nên rải đều trên mặt đất, nếu nền không bằng phẳng phải trải bằng tấm nylon hay tờ giấy dầy khi cho vịt ăn để vịt không bị sướt mỏ, tránh vịt mạnh tranh ăn làm vịt lớn không đều. Ban đêm không cần úm, chỉ nối mành mành rộng, che kín gió, ở dưới lót một lớp rơm hay cỏ khô. Nếu có một ngọn đèn bão để vịt thấy đường đỡ rộ lúc đêm. Cần bổ sung thêm tép tươi, tôm cua còng bằm nhuyễn trộn vào thức ăn cho vịt và vừa gọi vịt đến ăn khoảng 4-5 lần một ngày, liên tiếp năm ba ngày cho vịt quen tiếng (ngay cả tiếng dao bầm trên thớt), có thức ăn ngon vịt tranh nhau về. Điều này làm đỡ khó nhọc khi chăn đắt sau này.

15 ngày trở đi: Khi vịt đạt 15 ngày tuổi trở đi có thể tập cho ăn lúa theo tỉ lệ 3 gạo + 1 lúa rải đều cho vịt ăn, hết gạo xong đến lúa. Khi vịt ăn giỏi ta tăng ½ gạo lức + ½ lúa. Có nơi nấu cả 2 loại trên nhưng việc này không cần thiết (lúa ngấm cho mềm là được). Khi vịt trên 1 tháng rưỡi tuổi mới có khả năng mò ăn lúa rơi vãi ở đồng ruộng. Khi vịt từ 25 đến 30 ngày tuổi bắt đầu dâm lông “huê” và lông vũ, khi trên 1 tháng tuổi thì vịt bể tiếng và đâm lông ống. Vịt vàng lớn càng cần có chuồng rộng thoáng, yên lặng, vì lúc này chúng rất nhát và ưa rộ ban đêm.

Giai đoạn nuôi tập trung vỗ béo

Sau thời gian thả vịt thả đồng, nuôi vịt tập trung cho ăn đầy đủ để vỗ béo có độ béo và đạt khối lượng chuẩn của giống, đồng thời điều chỉnh chất lượng thức ăn giảm hẳn, không còn mùi tanh, mùi tạp chất của thức ăn, nước uống thiên nhiên (cá, cua, ốc, rong rêu …) là mùi vị hấp dẫn để tăng cường chất lượng thịt vịt thơm ngon.

Trước khi đem bán, nên vỗ béo vịt trong vài ngày cho đến khi vịt đạt mức cân tiêu chuẩn

Trước khi đem bán, nên vỗ béo vịt trong vài ngày cho đến khi vịt đạt mức cân tiêu chuẩn

Thời gian vỗ béo phụ thuộc vào khối lượng và độ béo của vịt đã đạt theo tiêu chuẩn giống thì chỉ 3 ngày, nếu chưa đạt thì phải 5-7 ngày, nhưng không thể kéo dài quá 9-10 ngày vì sẽ làm tăng giá thành và không thể vặt sạch lông được.

Dùng thức ăn vỗ béo cho vịt để tích luỹ độ dày thịt mỡ …, gồm bột ngô, bột thóc 40%, cám gạo 30%, tấm 23%, bột cá 3%, thức ăn bổ sung 1-2%, khô dầu đỗ tương, khô lạc nhân 2-3%, đảm bảo năng lượng trao đổi từ 3.100-3.200 Kcal, protein 15-16%. Cho vịt ăn tự do, để vịt có thể thoải mái đủ no, không hạn chế, lượng thức ăn khoảng 180-200g/con/ngày tuỳ theo từng giống.

Nhốt vịt không cho đi lại vận động nhiều. Người chăn nuôi cần theo dõi và ghi chép hàng ngày, kiểm tra khối lượng và độ béo khi đạt chuẩn của giống thì xuất bán, thời gian này càng ngắn hiệu quả kinh tế càng cao.

Theo VietQ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại834,919
  • Tổng lượt truy cập90,898,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây