Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

Thứ bảy - 30/06/2012 12:00
Ngao là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều tỉnh ven biển nước ta, mang lại hiệu quả cao trên vùng triều. Thủy sản Việt Nam giới thiệu cùng bà con kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm.
Chọn và chuẩn bị bãi nuôi
Chọn bãi
Bãi nuôi ngao thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Đáy là cát bùn, độ mặn từ 15-25‰, thời gian phơi bãi không quá 4-5 giờ/ngày.
Chuẩn bị bãi nuôi
Cải tạo bãi: Vệ sinh, thu gom đá sỏi, rác… Khi triều xuống cần cày xới mặt bãi sâu khoảng 5-10cm, san phẳng mặt bãi để ngao giống dễ dàng chui xuống, tránh bị nước triều cuốn đi.
Tạo luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của thủy triều khi lên, xuống. Mỗi luống rộng 1,5m, giữa hai luống có lối đi để tránh dẫm lên bãi sau khi thả giống. Những vùng nuôi ngao có thời gian phơi bãi trên 5 giờ/ngày cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm cho bãi nuôi.
Quây lưới quanh bãi: Dùng lưới có cỡ mắt lưới 2a = 1cm, cao 80cm. Dùng cọc tre, gỗ để giăng lưới. Lưới vùi sâu xuống mặt bãi khoảng 30cm, cao so với mặt bãi từ 60-70cm.
 
Chọn và thả giống
Ngao giống có chất lượng tốt, ngao nhỏ có hình tròn đều, màu hồng - trắng. Tùy thuộc vào kích cỡ giống, tuy nhiên kích cỡ tối thiểu từ 0,5-1cm/con. Mật độ thả theo bảng sau:

 Lưu ý: Khi mua ngao giống từ địa phương khác về, do ngao giống được giữ trong nhiệt độ thấp, nên cần cho ngao thích nghi dần với môi trường, tránh làm ngao bị sốc và hao hụt sau khi thả.
 
Chăm sóc và quản lý
Nuôi ngao không cần cho ăn, vì thức ăn của ngao là các động thực vật phù du có trong nước. Tuy nhiên, vì mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, nguồn nước bị ô nhiễm… nên rất dễ dẫn tới hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Khi gặp điều kiện bất lợi, ngao có thể trồi lên mặt đáy và di chuyển đi nơi khác. Vì vậy, cần theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. Hàng ngày khi nước triều rút, cần nhặt rác, ngao chết, vệ sinh bãi nuôi để tránh làm ô nhiễm bãi.
Sau khoảng 13 - 15 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch. Thời gian thu hoạch thích hợp nhất là cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu.
Theo Thuysanvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại827,302
  • Tổng lượt truy cập90,890,695
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây