TS. Hùng và hệ thống nhà sấy năng lượng mặt trời phối hợp với sấy cưỡng bức than tổ ong. |
Máy có thiết kế đơn giản gồm: Các bộ phận thu nhiệt colecter để gia nhiệt cho vật liệu được sấy, bộ phận khay; các bộ phận chuyển khí nóng (quạt hút, quạt đẩy) và đưa không khí ẩm ra ngoài… Máy vận hành theo nguyên lý hiệu ứng lồng kính.
Theo TS.Đinh Vương Hùng, người trực tiếp nghiên cứu và hoàn thiện máy cho biết: “Ngoài sử dụng năng lượng mặt trời, máy còn có thể lắp đặt thêm các thiết bị sấy chủ động khác và hoạt động được bằng than đá, củi, trấu, điện… Công suất hoạt động cũng như giá thành tùy thuộc vào quy mô lắp đặt nhưng không quá cao, có thể sử dụng lâu dài và đặc biệt là vận hành đơn giản, an toàn.
Các giá sấy hành trong buồng sấy. |
Đối tượng sấy của máy rất đa dạng, gồm các loại hạt và lương thực như thóc, ngô, sắn, càphê, tiêu… Máy hoạt động tốt ở những nơi có cường độ nắng nóng cao (chủ yếu là các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên); giúp rút ngắn thời gian làm khô nông sản xuống còn 12 – 15 giờ so với phơi tự nhiên, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, chủ động được thời gian, giúp bảo quản được nông sản lâu hơn và giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng...
Sau khi hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm, mới đây, máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời đã được TS. Hùng chuyển giao công nghệ và tiến hành lắp đặt tại xã An Vĩnh (Lý Sơn - Quảng Ngãi) để phục vụ cho việc sấy khô và bảo quản tỏi sau khi thu hoạch.
Trần Bá Khanh
Theo Kinh tế nông thôn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã