Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu cho thấy tiềm năng phát triển nhiên liệu sinh học từ cây ngô

Chủ nhật - 22/11/2015 19:57
Làm nhiên liệu sinh học từ các phụ phẩm của cây ngô có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân với sự hỗ trợ của chính phủ và do đó dẫn đến một sự thay đổi lớn trong thực hành luân canh cây trồng. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu trường Đại học Purdue.

Các nhà kinh tế nông nghiệp đã xem xét việc dành phụ phẩm của thân cây ngô cho việc sản xuất ethanol sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngô và đậu tương và hình thức luân canh ngô-đậu tương truyền thống ở Hoa Kỳ.

Thân cây ngô được coi là một nguyên liệu “thế hệ thứ hai” dành cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Thân cây ngô sẽ được sử dụng để chuyển đổi vật liệu xenlulo trong thân thành nhiên liệu sinh học thay vì sử dụng tinh bột ngô chuyển đổi thành ethanol thông thường.

Chuyên gia Wallace Tyner, James và Giáo sư kinh tế nông nghiệp Lois Ackerman là đồng tác giả của báo cáo nghiên cứu cho biết: “Nếu nguyên liệu này có hiệu quả kinh tế và một lượng lớn nhiên liệu sinh học được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp, điều này có thể có tác động lớn trên thị trường hàng hóa nông nghiệp”.

Farzad Taheripour bổ sung: “Sự phát triển nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai là cực kỳ quan trọng để thúc đẩy các ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học thế hệ đầu tiên được sản xuất từ cây lương thực sẽ không có khả năng thay thế phần lớn các nhiên liệu lỏng gốc dầu vì việc mở rộng nhanh chóng sản xuất nhiên liệu sinh học có thể có tác động xấu đến nguồn cung cấp lương thực”.

Các nhà nghiên cứu cho biết nếu công nghệ và sự hỗ trợ của chính phủ có hiệu quả về mặt kinh tế, việc sử dụng thân cây ngô để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của việc trồng ngô so với các cây trồng khác và việc thực hành luân canh cây trồng ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Có nhiều khả năng ngô sẽ được trồng liên tục nhiều hơn so với luân canh ngô và đậu tương truyền thống. Ngoài ra, diện tích trồng ngô và đậu tương sẽ mở rộng đến các khu vực khác ngoài khu vực Corn Belt của Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc sản xuất xăng sinh học từ thân cây ngô sẽ hạn chế khi giá dầu thô ở mức thấp đặc biệt khi chính phủ không hỗ trợ. Nhưng với mức hỗ trợ sản xuất xăng sinh học là 1,01 USD cho mỗi gallon, thị trường sẽ tạo ra một lượng đáng kể xăng sinh học đặc biệt là khi giá dầu thô ở mức cao và trung bình.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng khi thân cây ngô tại trang trại có giá 85,40 USD/tấn, phần lớn những người nông dân sẽ thấy được lợi nhuận từ việc thu hoạch thân cây ngô.

Nguồn: iasvn.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại982,109
  • Tổng lượt truy cập91,045,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây