Cây cà chua là một loại rau quan trọng và phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Để chọn tạo giống lai (F1) cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh virút xoăn vàng lá (Ty), việc nghiên cứu, xác định đuợc các tính trạng cơ bản của các vật liệu lai là rất cần thiết. Bệnh xoăn vàng lá cà chua (TYLCV) do phúc hợp nhiều loài virút thuộc chi Begomovirút, họ Geminiviridae gây ra, là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây cà chua ở Việt Nam. Hiện tại chưa có loại thuốc BVTV nào phòng chống được bệnh này, hướng duy nhất là sử dụng gien kháng.
Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử ADN được sử dụng để phát hiện gien kháng Ty1, Ty2 và Ty3. Trong tổng số 26 mẫu giống phát hiện được 4 mẫu giống chứa gien Ty1, không có giổng nào chúa gien Ty2 và Ty3.
Trong 26 dòng cà chua mới chọn lọc, có 4 giống có thời gian sinh trưởng 120-140 ngày, 22 giống có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày. 4 giống thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, 22 giống dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn. 18 dòng có vai quả trắng và 8 dòng có vai quả xanh, 14 dòng quả tròn dài, 5 dòng quả tròn và 7 dòng quả tròn dẹt.
Kết quả điều tra 26 mẫu giống cà chua bằng chỉ thị phân tử ADN đã phát hiện được 4 mẫu giống có chứa gien Ty1 là giống số 10, số 12, số 13 và số 15. Các mẫu giống này được chọn lọc từ các giống cà chua nhập nội của Mỹ và Trung tâm Rau châu Á. Trong khi đó gien Ty2 và Ty3 không được tìm thấy trong 26 giống cà chua nghiên cứu.
Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã