Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu về vai trò của cây che phủ

Thứ tư - 13/08/2014 05:19
Nghiên cứu của Đại học Purdue cho thấy nông dân sử dụng cây che phủ như một phương pháp bảo tồn đất giúp tăng số lượng thân cây ngô cho sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc mục đích khác, đồng thời tăng thu nhập.

Nghiên cứu chỉ ra phương pháp bảo tồn lâu đời này như một cách để bảo vệ đất và tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Việc sử dụng cây che phủ là các loài thực vật như cỏ ba lá đỏ thẫm, người nông dân có thể loại bỏ hơn 1,8 tấn rơm trên mỗi mẫu Anh theo cách bền vững.

Wally Tyner, một trong các nhà nghiên cứu cho biết: “Phát hiện quan trọng nhất là doanh thu tăng thêm từ việc loại bỏ rơm có khả năng sẽ đủ để trả các chi phí cho việc trồng cây che phủ trong nhiều trường hợp”.

Các phần thừa của cây ngô hoặc rơm còn lại trên các cánh đồng sau thu hoạch từ lâu đã là nguồn nhiên liệu sinh học có triển vọng. Nghiên cứu được trình bày chi tiết trong Tạp chí Khuyến nông. Nghiên cứu do Tyner và Michelle Pratt thuộc Khoa Kinh tế nông nghiệp và Eileen J. Kladivko thuộc Khoa Nông học thực hiện. Nghiên cứu cũng đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Hệ thống nông nghiệp.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu doanh thu từ việc bán rơm rạ có đủ chi trả cho các chi phí trồng cây che phủ hay không. Họ cũng phân tích những lợi ích của việc trồng các cây che phủ khác nhau và hỗn hợp các cây che phủ.

Tyner cho biết: “Nếu bạn trồng một cây che phủ, cây sẽ giúp tích tụ chất hữu cơ trong đất và tạo nên các lợi ích khác như giữ thân cây trên mặt đất. Trong thực tế, cây che phủ mang lại nhiều lợi ích hơn. Việc sử dụng thân cây ngô cho sản xuất nhiên liệu sinh học, làm thức ăn gia súc có thể giúp thanh toán các chi phí trồng cây che phủ”.

Điều đó có nghĩa là các trang trại sẽ duy trì được độ màu mỡ của đất đai và các khoản thu tiềm năng se cao hơn. Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ khuyến khích chuyển đổi sang nhiên liệu sinh học, nhu cầu rơm có khả năng tăng. Đến năm 2022, Đạo luật Năng lượng Độc lập của Mỹ yêu cầu 16 tỷ gallon nhiên liệu sinh học giống ethanol từ các nguồn nhiên liệu tái tạo. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng thân cây ngô.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét và mô hình hóa các lợi ích khác nhau cho hai nhóm nông dân: những người thu hoạch thân cây ngô và những người không thu hoạch thân cây. Cây che phủ làm tăng lợi ích ròng cho cả hai nhóm. Đối với những người nông dân bán các thân cây ngô, họ thu được lợi ích tài chính. Thay vì tăng giá trị nông học, chẳng hạn như duy trì sức sống của đất, cây che phủ đóng vai trò thay thế cây ngô như một cây duy trì độ màu mỡ của đất.

Nhưng ngay cả khi những người nông dân không loại bỏ thân cây ngô, họ vẫn có thể đạt được lợi thế nông học từ cây che phủ. Đất trồng trọt có nhiều chất dinh dưỡng và ít có khả năng bị xói mòn. Ví dụ, cỏ ba lá đỏ làm tăng 21,28 $ xét về giá trị của chất dinh dưỡng cho đất trên mỗi mẫu Anh và làm tăng chất hữu cơ trong đất, tương đương với giá trị 44,72 $ một mẫu Anh. Cây che phủ như cỏ ba lá đỏ làm giảm độ nén chặt của đất và làm giảm xói mòn, tăng thêm giá trị của đất cho người nông dân.

 

Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,896
  • Tổng lượt truy cập90,895,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây