Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng của Bộ đã kiểm tra 841 mẫu nông sản có nguồn gốc thực vật và phát hiện 19 mẫu (chiếm 2,2%) vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật (nhiễm salmonella. E.coli) và 14 mẫu (chiếm 1,67%) nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), kim loại nặng, nitrat vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với nông sản nhập khẩu, Cục BVTV đã tiến hành kiểm tra 17.037 lô hàng thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc thực vật (tương đương 1.410.762 tấn) từ 40 nước trên thế giới. Kết quả, phát hiện 1 mẫu chanh tươi Trung Quốc, 291 mẫu rau củ quả có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép.
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm rau quả trên thị trường nội địa kết quả thế nào, thưa ông?
Trên thị trường nội địa, từ đầu năm đến nay, Cục BVTV đã tổ chức lấy mẫu, kiểm tra ATTP đối với các loại hạt hướng dương, hạt dưa hấu, bầu, bí; các loại rau (rau ngót, mướp đắng), gừng Trung Quốc. Vừa qua, Cục đã hoàn thành việc phân tích nguy cơ mất ATTP đối với rau quả Việt Nam trên cơ sở 5 năm giám sát, khảo sát địa phương. Cục đã có báo cáo chuyên đề về 20 hoạt chất có nguy cơ cao sử dụng trong sản xuất rau quả. Kết quả chỉ ra, trong tất cả các loại trái cây, nho là sản phẩm có nguy cơ mất an toàn cao nhất.
Với các loại rau thì rau ăn lá, đặc biệt là rau muống, rau ngót mất an toàn cao nhất. Vừa qua, Cục đã tiến hành lấy 25 mẫu rau ngót được trồng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thấy, 87% mẫu rau ngót có dư lượng thuốc BVTV. Như vậy, quá trình sản xuất rau ngót có vấn đề, đáng chú ý là nhiều nông dân thường phun thuốc BVTV ngay cả khi rau không bị sâu.
Thưa ông, đâu là điểm "nóng" mất ATTP đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật hiện nay?
Một vấn đề rất nóng đối với chất lượng trái cây hiện nay là người kinh doanh đang sử dụng bừa bãi các loại hóa chất bảo quản, ép trái cây chín sớm (còn gọi là chất điều hòa sinh trưởng). Việt Nam sản xuất nhiều loại nông sản, nhưng khâu yếu kém nhất của chúng ta là vấn đề bảo quản. Hiện, giới thương lái thường vào tận ruộng của dân thu mua cả ruộng, bao gồm cả quả xanh lẫn chín, sau đó họ tự rấm chín sản phẩm. Trước kia, người ta thường rấm sản phẩm bằng phương pháp thủ công như dùng đất đèn, hương nhưng bây giờ, họ mua hóa chất biến trái cây xanh chỉ sau 1 ngày thành vàng óng, chín mềm. Thực trạng ép chín mít, sầu riêng, chuối, hồng xiêm… phổ biến trong thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất.
Chu Khôi (thực hiện)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã