Học tập đạo đức HCM

Nhận biết tôm bệnh qua quan sát

Thứ hai - 19/11/2012 02:52
Dấu hiệu tôm bị bệnh khá đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây hại. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần xác định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.

Ruột đầy thức ăn, màu sắc trong là biểu hiện của tôm khỏe mạnh.

Màu sắc của cơ thể tôm

Các phụ bộ và thân hơi đỏ: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, bị “sốc” môi trường, nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

Đốm trắng trên vỏ đầu ngực: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, nhiễm Vibrio sp., hoặc môi trường nước ao có pH cao, giàu canxi.

Tôm màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, rối loạn đường huyết hoặc thiếu asthaxanthin.

Màu sắc của mang tôm

Mang có màu nâu (đen) có thể do nhiễm Vibrio harveyi, do hàm lượng ôxy trong nước thấp, do cơ chế tạo melanin của tôm, có thể do thiếu nghiêm trọng vitamin C, hoặc nhiễm khuẩn dạng sợi.

Mang màu xanh có thể do mật độ quá dày của tảo lục hay tảo lam.

Phụ bộ

Có thể bị bẩn do ký sinh trùng và nấm bám.

Có thể bị đứt (mòn) râu, chân và đuôi do nhiễm khuẩn, do mật độ tôm thả dày, do rối loạn tuyến tạo vỏ.

Vỏ tôm

Có thể bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dợn cong… do độc tố của tảo. Có thể có đốm đen do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm; bị nhớt do ký sinh trùng bám; bị sẫm màu do thiếu vitamin C.

Cơ tôm

Tôm ăn ít hoặc không ăn kéo dài làm thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Ngoài ra, tôm có thể bị bệnh hoại cơ do nhiều tác nhân.

Tốc độ tăng trưởng và sự phân đàn của tôm

Tôm có thể chậm lớn, tôm phân đàn do nhiễm MBV (bệnh còi).

Mức độ lột xác

Tôm khó lột xác, lột xác một nửa (tôm sẽ chết) do suy dinh dưỡng hoặc do môi trường quá nghèo dinh dưỡng; hàm lượng ôxy thấp.

Sau khi lột xác tôm bị biến dạng (mềm vỏ) do sốc môi trường, thiếu CaCO3 trong môi trường nước, do dinh dưỡng.

Quan sát đường ruột

Ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ.

Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.

Quan sát màu phân tôm

Phân có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn là bình thường.

Phân màu trắng có thể do nhiễm khuẩn; phân màu đỏ cũng có thể do nhiễm khuẩn nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một loại thức ăn nào đó.

KS. Trần Ngọc Lãm

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay30,147
  • Tháng hiện tại975,211
  • Tổng lượt truy cập91,038,604
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây