Học tập đạo đức HCM

Nuôi thủy sản nước ngọt mùa mưa

Thứ năm - 02/10/2014 03:22
Thời điểm này, đang trong giai đoạn mùa mưa, áp thấp nhiệt đới nhiều nên các yếu tố môi trường ao nuôi sẽ biến đổi theo hướng bất lợi, ảnh hưởng không tốt cho thủy sản nuôi. Để hạn chế tác động xấu của môi trường đến sức khỏe và nguy cơ thất thoát tôm, cá trong vuông, ao nuôi, cần lưu ý một số biện pháp.

Các biện pháp phòng bệnh

Thường xuyên quan sát tình trạng cá, tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng nổi đầu cần xác định nguyên nhân. Nếu thiếu ôxy, cần giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ. Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước, người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 2 kg/m3 nước. Đồng thời, tiến hành cải thiện chất lượng nước bằng cách tạt các chế phẩm vi sinh theo liều lượng khuyến cáo, duy trì môi trường thích hợp cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển ổn định.

Thường xuyên theo dõi mực nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh; Đặc biệt, trong thời điểm chuyển mùa và những ngày động trời để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh gây lãng phí, ô nhiễm chất lượng nước ao, vuông nuôi.

Bảo đảm môi trường ao nuôi trong cho cá, tôm sạch bằng cách định kỳ bón vôi, khoáng chất, chế phẩm vi sinh cho vuông, ao nuôi, liều lượng tùy theo diện tích và đối tượng nuôi. Đối với cá bống tượng, cá chình... do thường xuyên sử dụng thức ăn tươi sống và phải nuôi thời gian dài (8 - 10 tháng), nên chất lượng nước các tháng cuối kém. Người nuôi có thể sử dụng các loại hóa chất như Zeolite bón vào 3 tháng cuối để hấp thu độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, liều dùng 1 - 2 kg/100 m3 kết hợp với vôi nông nghiệp CaO với liều lượng 1 - 2 kg/100 m3 nước, định kỳ 10 ngày/lần.

Có thể sử dụng vôi bột cho vào túi treo ở góc ao, phía đầu gió hoặc khu vực cho ăn để khử trùng nước. Liều lượng 2 - 4 kg vôi/túi, treo túi với khoảng cách bằng 1/2 - 1/3 độ sâu của nước, khi vôi tan hết tiếp tục treo túi khác.

Tăng cường sức đề kháng tôm cá bằng cách bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày, sử dụng men vi sinh để tăng cường tiêu hóa, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kiểm tra sức khỏe cá nuôi trong ao đất

Các biện pháp trị bệnh

Bệnh trùng bánh xe

Bệnh này do các loại trùng hình dạng như bánh xe phát triển cao điểm vào mùa mưa, lũ. Chúng ký sinh trên da, mang cá. Khi cá mới mắc bệnh, mình có lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy. Đôi khi cá nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh đầu. Khi bệnh nặng mang cá sưng to, da chuyển màu xám, trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết.

Trị bệnh: Dùng nước muối NaCl2 - 3% tắm cho cá 15 phút, hoặc dùng CuSO4 3 - 5 ppm tắm cho cá 5 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 ppm (0,5 - 0,7 g/m3 nước). Dùng Formalin 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3 nước) tắm cá trong 30 - 60 phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao vào buổi sáng hoặc vào chiều tối.

Bệnh rận cá

Rận cá thường bám vào thân cá để hút chất dinh dưỡng, làm cá bị đau, ngứa và bơi quanh ao một cách bất thường, nếu rận bám từ hai con trở lên cá sẽ bị chết.

Trị bệnh: Dùng Iodine với liều lượng 2 g/m3 nước, tắm cá liên tục 3 - 5 ngày kết hợp dùng Oxytetracycline 5 g trộn vào 1 kg thức ăn cho cá ăn trong 5 - 7 ngày.

Bệnh đốm đỏ (còn gọi bệnh ghẻ)

Nhận biết: Nguyên nhân chính là do cá bị các ký sinh trùng bám vào làm cho cá bị trầy xước, cá bị xây xát ở miệng và đuôi, tạo điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể cá. Cá bệnh thường xuất hiện với những vết màu trắng xám ở phần đuôi sau đó lan dần lên đến thân là những vết ghẻ lở, cá bơi lội lờ đờ, toàn thân bị đen, cá chết.

Trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 ml/m3 nước, tắm cho cá liên tục 3 - 5 ngày, kết hợp dùng Oxytetracyline 5 g trộn vào 1 kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 - 7 ngày. Ngoài ra, người nuôi nên bổ sung Vitamin C 5 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 7 - 10 ngày để tăng cường sức đề kháng, kích thích cá ăn mạnh, kích thích tiêu hóa thức ăn.

Bệnh do vi khuẩn

Dấu hiệu nhận biết: Do vi khuẩn thường tấn công vào hệ thần kinh trung ương nên cá bị bệnh có biểu hiện bên ngoài như hôn mê, mất phương hướng, có thể tổn thương mắt: viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt, có các vết áp xe (có thể có mủ), xuất huyết ở quanh miệng, gốc vây hoặc quanh hậu môn, lỗ sinh dục. Ở giai đoạn nặng, trong bụng cá có dịch (chảy ra hậu môn), cá thường bỏ ăn.

Biện pháp trị bệnh: Đối với các bệnh do vi khuẩn có thể dùng một số loài kháng sinh như Erythromyxin hoặc Oxytetracycline trộn vào thức ăn từ 5 - 7 ngày, dùng 5 - 7 g/100 kg cá/ngày. 

Trần Thiện

(Thủy sản Việt Nam)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,336
  • Tổng lượt truy cập90,863,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây