Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới

Thứ năm - 16/04/2015 00:22
Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Tuy có bước phát triển nhưng nghề nuôi tôm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Về quy hoạch tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề chồng chéo giữa thủy sản và thủy lợi phục vụ canh tác lúa, sông ngòi chằng chịt dẫn đến nguồn nước cấp vào, thải ra từ các vùng nuôi còn đan xen nhau, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao. Ngành chức năng có lịch thời vụ nhưng việc chấp hành của người nuôi vẫn chưa triệt để, dẫn đến tình trạng nuôi liên tục, không cắt được thời gian hạn chế dịch bệnh. Phần lớn hộ nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chưa nắm rõ quy trình, thiếu vốn đầu tư, chưa căn cơ hoàn chỉnh, gia tăng mật độ. Mỗi năm, toàn tỉnh cần khoảng 10 tỷ con giống nhưng năng lực sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu, còn lại phải phụ thuộc vào các tỉnh miền Trung nên chất lượng con giống khó kiểm soát. Thị trường thuốc, hóa chất, thức ăn, chế phẩm sinh học phức tạp, kém chất lượng.

Nuôi tôm kết hợp cá rô phi

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng giảm mật độ kết hợp nuôi cá rô phi đang được triển khai nhân rộng. Chuẩn bị ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, cào bùn đáy ao, bón vôi lót, phơi ao, rào lưới nuôi cá rô phi giữa ao, khoảng ¼ diện tích ao nuôi.

Nước được lấy vào qua túi lọc đạt 1,4m, mở quạt thường xuyên 2 - 3 ngày, dùng Chlorin A 25ppm tạt vào ban đêm. Sau 5 ngày gây màu nước chủ yếu bằng phân hữu cơ. Sau khi gây 7 ngày độ trong đạt 25 - 30cm thì thả cá rô phi đơn tính với mật độ 4 con/m2, cỡ cá khoảng 200 con/kg, được tuyển chọn từ những vùng không dịch bệnh, xa khu vực nuôi tôm và được thuần hóa về độ mặn. Kiểm tra các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp thì tiến hành thả giống.

Mùa vụ cuối tháng 3 âm lịch khi có vài cơn mưa đầu mùa. Mật độ thả từ 50-60 con/m2, kích cỡ giống Post 12 - Post 14, thả vào sáng sớm. Các thông số môi trường ao nuôi và bể giống phải thả tương đồng nhau, nguồn gốc tôm giống bố mẹ: SIS Hawaii. Về cảm quan Post phải đồng đều kích cỡ, phản ứng nhanh, không dị hình, tỷ lệ cân đối giữa đầu ngực và mình, đường ruột to, liền nét. Kiểm tra bệnh phải âm tính về đốm trắng, Taura, đầu vàng, bệnh cảm nhiễm hạ bì và hoại tử mô tạo máu.

Cần duy trì các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp pH: 7.5 - 8.5, nhiệt độ 29 - 32oC, độ mặn 10 - 12%o, độ trong 25 - 30cm. Sau 1 tháng nuôi thay nước, nguồn nước cấp vào được kiểm soát nghiêm ngặt, gồm lắng, xử lý, kiểm soát các yếu tố môi trường sao cho tương đồng ao  nuôi và mỗi lần cấp từ 15 - 20% lượng nước ao nuôi. Lượng thức ăn cần phải kiểm soát nghiêm ngặt và tăng cường thức ăn tự nhiên trong ao nuôi. Đối với thức ăn tự nhiên, sau 20 ngày khi thả giống, cần chú ý duy trì tảo hợp lý. Sau 20 ngày chú ý thức ăn tự nhiên là Protipher, Actemia. Đối với thức ăn bổ sung: 3 cữ/ngày, mạnh dạn tăng, giảm và cắt cữ phụ thuộc vào thời tiết, trạng thái bắt mồi, các thông số môi trường, lượng thức ăn tự nhiên có trong ao. Không sử dụng thức ăn tôm sú và tôm thẻ siêu tăng trọng, có độ đạm cao để rút ngắn thời gian nuôi.

Tăng đề kháng cho tôm bằng áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giảm thiểu việc sử dụng thuốc và hóa chất vào ao nuôi; chỉ sử dụng diệt khuẩn định kỳ 15 ngày/lần, men vi sinh đáy, men vi sinh đường ruột, Vitamin C. Sau 3 tháng nuôi thì cân nhắc thời điểm thu hoạch, kích cỡ để đạt giá tốt nhất. Chất lượng đàn tôm lúc thu hoạch phải sạch sẽ, không mềm vỏ. Sau khi thu hoạch, mở lưới san rộng cá rô phi ra và để nó tái tạo môi trường, sau đó mới bắt đầu thu hoạch cá. Có nghĩa là mô hình một vụ cá - một vụ tôm.

So sánh mô hình nuôi theo kiểu truyền thống trước đây 100 con/m2 và mô hình mới chỉ nuôi 50 - 60 con/m2 cho thấy:

Mô hình nuôi truyền thống mật độ 100 con/m2; mô hình mới 50 - 60 con/m2; tỷ lệ sống mô hình truyền thống 70 - 80%, mô hình mới tỷ lệ sống 80 - 83%; kích cỡ thu mô hình truyền thống 70 - 80 con/kg, mô hình mới 40 - 45 con/kg; năng suất mô hình truyền thống 10 tấn/ha, mô hình mới 11 tấn/ha; giá bán mô hình truyền thống 105 ngàn đồng/kg, mô hình mới 145 ngàn đồng/kg; lợi nhuận mô hình truyền thống 35.000 đồng/kg, mô hình mới 65.000 đồng/kg; tỷ lệ thành công mô hình truyền thống 60%, mô hình mới 80%.

Mô hình đang được nhân rộng

Về hiệu quả kinh tế so sánh cho thấy, tỷ suất lợi nhuận khá cao 81,3%; tỷ lệ thành công cao 70-80%; thời gian hoàn vốn ngắn 40 ngày; chi phí đầu tư cho tháng đầu thấp. Hiệu quả xã hội, mô hình rất phù hợp, khắc phục với điều kiện nuôi nhỏ lẻ và tự phát của nhiều địa phương; giải quyết được tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong nghề nuôi tôm nước lợ trong tỉnh. Về môi trường, với tỷ lệ nuôi thành công khá cao, môi trường ao nuôi dần sẽ được cải thiện, giảm mật độ là giảm tải năng suất sinh học môi trường; kết hợp 1 vụ cá, 1 vụ tôm, môi trường sẽ dần được phục hồi, do cá rô phi giúp cải thiện môi trường. Hạn chế sử dụng thuốc hóa chất làm cho môi trường ngày càng tốt hơn. Sản phẩm làm ra an toàn hơn cho người tiêu dùng. Với 1 vụ tôm - 1 vụ cá sẽ tránh được sự đan xen triền miên với dịch bệnh tôm luôn tiềm ẩn.

Theo ông Châu Hữu Trị - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, với hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường như trên thì đây được xem là mô hình có hiệu quả. Trung tâm đang tổ chức triển khai nhân rộng nhằm góp phần vào nghề nuôi tôm nước lợ hiệu quả và bền vững; duy trì được môi trường sinh thái cân bằng trong tự nhiên, hạn chế việc khai thác quá mức của con người trong việc sử dụng cạn kiệt năng suất sinh học của hệ sinh thái tự nhiên.

Bệnh đốm trắng:

- Đối với ao nuôi đã bị nhiễm bệnh thì hạ mực nước xuống thấp hơn tối thiểu 20cm so với các ao chung quanh, không để nước và tôm rơi vãi ra bên ngoài.

- Hạn chế sự lây lan chéo từ ao này sang ao khác.

- Tôm lớn có thể thu hoạch được thì sau khi thu hoạch dùng Chlorine 30 - 40lg/1.000m3 để xử lý nước và tôm còn sót lại trong ao.

- Trường hợp tôm bị bệnh dưới 15 ngày và không kéo lưới được thì hủy tại ao.

- Tiến hành ngâm rửa và vệ sinh kỹ đáy ao để loại bỏ mầm bệnh trước khi lấy nước vào ao nuôi.

Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử

 
 Tags: nuôi tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập515
  • Hôm nay71,906
  • Tháng hiện tại777,019
  • Tổng lượt truy cập90,840,412
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây