Học tập đạo đức HCM

Phát hiện loài ếch, cóc... mới ở Lâm Đồng

Thứ hai - 09/07/2012 21:07
Vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) khiến không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Ông Lê Văn Hương – Giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) cho biết: Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện và công bố một số loài động và thực vật mới ở VQG Bidoup Núi Bà khiến cho không chỉ dư luận trong nước mà cả nước ngoài đặc biệt quan tâm.

Cụ thể, các nhà khoa học Australia, Hoa Kỳ và Việt Nam đã công bố trên Tạp chí Động vật học Zootaxa một loài thú mới được phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà có tên là “ếch cây ma cà rồng”.

Ếch cây ma cà rồng vừa phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà (ảnh do VQG Bidoup Núi Bà cung cấp).

Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà Lê Văn Hương giải thích thêm: “Loài ếch này có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus. Loài “ếch cây ma cà rồng” được phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi đặc điểm lưng chúng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng có màu trắng; hai bên sườn, trước và sau đùi có màu đen; giữa các ngón chi trước và chi sau có màng da màu xám đến đen. Đây là loài ếch cây thứ 17 thuộc giống Rhocophorus được phát hiện, sau 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam”.

Gần đây nhất, các nhà khoa học cũng đã phát hiện tại VQG Bidoup Núi Bà một loài sinh vật mới có tên là “cóc mày mắt trắng”. Cóc mày mắt trắng ở VQG Bidoup Núi Bà có tên khoa học là Leptobrachium leucops. Chúng được phát hiện ở vùng rừng thuộc cao nguyên Langbian, nằm trong ranh giới giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa.

Loài dạ hợp Bidoup

Về thực vật, gần đây nhất, hai nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc là TS Vũ Quang Nam và TS Nian He Xia đã phát hiện và công bố trên một tạp chí chuyên ngành của Phần Lan một loài mới ở VQG Bidoup Núi Bà có tên là “dạ hợp Bidoup”.

“Nơi được tìm thấy loài thực vật mới này là đỉnh Hòn Giao, trong một khu rừng lá rộng thường xanh ở độ cao gần 2.000m; chúng mọc hỗn giao với một số loài khác. Dạ hợp Bidoup là loài mới thứ hai thuộc họ “ngọc lan” được phát hiện và công bố ở Việt Nam trong năm 2011” – ông Lê Văn Hương nói thêm.

Được biết, với địa hình chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao như Bidoup (2.287m), Langbian (2.167m), Hòn Giao (2.060m)…, VQG Bidoup Núi Bà là một trong những “mẫu chuẩn” của Việt Nam và thế giới về sự đa dạng sinh học”.

Theo danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,000
  • Tổng lượt truy cập90,864,393
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây