Thống kê cho thấy, hiện nay, ngành chăn nuôi ở Việt Nam có tốc độ phát triển tương đối tốt. Tại thời điểm 1/10/2016, tổng đàn bò là 5,5 triệu con, tăng 2,4%, trong đó bò sữa là 282.900 con, tăng 2,8%; đàn lợn là 29,1 triệu con, tăng 4,8%; đàn gia cầm là 361,7 triệu con, tăng 5,8%; riêng đàn trâu là 2,5 triệu con, giảm 0,2% (Theo tổng Cục Thống kê, 2016). Chính vì vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến gia súc nhai lại và theo dõi, tính toán từ các mô hình phát triển chăn nuôi làm cơ sở để đánh giá, lựa chọn giải pháp giảm phát thải thông qua tác động đến khẩu phần và chế độ ăn (Kebreab et al 2012).
Khí mê-tan được sinh ra từ quá trình lên men thức ăn trong dạ cỏ của động vật nhai lại, khi gia súc ợ thức ăn lên để nhai lại là lúc khí thoát ra. Nói chung, càng ăn nhiều thức ăn, thì phát thải khí mê-tan càng cao. Mức độ sản sinh khí mê-tan bị ảnh hưởng bởi khẩu phần thức ăn, chế độ cho ăn. Lượng thức ăn tiêu thụ phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trưởng, và phương thức sản xuất (ví dụ chăn nuôi lấy sữa, lấy thịt, hoặc sinh sản).
Bên cạnh nguồn phát thải khí nhà kính do việc ợ hơi ở gia súc nhai lại, chất thải chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc phát thải khí nhà kính đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. Trong 1 nghiên cứu về phát thải khí nhà kính, ông Kebreab giáo sư trường đại học UC Davis, California, Hoa Kỳ đã tính toán như sau:
Lượng phân và khí mê-tan thải ra của vật nuôi tại Việt Nam năm 2006
Loại vật nuôi | Lượng phân thải ra (kg/con/ngày) | Tổng đàn (triệu con) | Lượng phân thải ra/ngày (1000 tấn) | Lượng phân thải ra/năm (1000 tấn) | CH4 thải ra/năm (tấn) |
Bò thịt | 10 | 5,437 | 54,37 | 19.844 | 5,44 |
Bò sữa | 10 | 0,134 | 1,34 | 489 | 4,15 |
Trâu | 15 | 2,712 | 40,68 | 14.848 | 5,42 |
Lợn | 2 | 27,056 | 54,11 | 19.750 | 189 |
Gia cầm | 0,2 | 322,6 | 64,52 | 23.549 | 6,45 |
Dê, cừu | 1,5 | 1,267 | 1,90 | 694 | 0,25 |
Tổng | 359.206 | 217 | 79.175 | 211,11 |
Theo tác giả, tại 1 thời điểm trong năm 2006, với tổng đàn vật nuôi là khoảng 359,206 triệu con đã thải là 79.175.000 tấn phân và phát thải 211,11 tấn khí mê-tan. Đến những năm gần đây, trung bình mỗi năm, lượng phân của vật nuôi ước tính là khoảng 85 triệu tấn, do đó cần nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi trong việc quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả nhất.
Từ nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới, đã xác định một số biện pháp có thể áp dụng trong chăn nuôi để giảm phát thải khí nhà kính, cụ thể như sau:
1. Cân đối khẩu phần thức ăn cho vật nuôi để tiêu hóa triệt để dinh dưỡng. Bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn gia súc nhai lại, sử dụng đa dạng thức ăn thô xanh, bổ sung thức ăn chứa tanin, saponin.
2. Chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm trong trồng trọt: ủ chua, ủ rơm với vôi, ure…
3. Xử lý chất thải chăn nuôi
Theo Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã