Học tập đạo đức HCM

Phòng, trị bệnh cho tôm bằng... riềng

Thứ ba - 20/12/2016 06:12
Trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.

Được biết,  vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicillium sp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập và cho thấy, chúng là tác nhân của hội chứng phân trắng ở tôm. Kháng sinh đã được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều năm nhưng không hiệu quả và thường dẫn tới tình trạng dư tồn lượng thuốc trong tôm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05). Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND.

Như vậy, có thể kết luận rằng, chất chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong tương lai, loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.

Theo Hoàng Yến/thuysanvietnam.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay90,863
  • Tháng hiện tại795,976
  • Tổng lượt truy cập90,859,369
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây