Ông Nguyễn Thế Hinh – Giám đốc dự án cho biết, mục tiêu chính của dự án là giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi bền vững thông qua các hoạt động sử dụng chất thải chăn nuôi làm năng lượng sinh học và phân bón hữu cơ. Đến hết 2017 dự án đã đào tạo được 1.229 kỹ thuật viên, 400 thợ xây hầm khí sinh học, 28 kỹ thuật viên cao cấp và 10 doanh nghiệp nhằm xử lý môi trường chăn nuôi tại vùng dự án. Dự án đã tập huấn cho 56.840 nông dân về vận hành, bảo dưỡng công trình khí sinh học; Triển khai 5 gói thầu nghiên cứu và 7 gói thầu xây dựng mô hình sử dụng công nghệ và quản lý xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Đặc biệt về lĩnh vực chính sách, trong khuôn khổ dự án đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá việc thực thi các chính sách của nhà nước về xử lý chất thải nông nghiệp, tổ chức nhiều hội thảo và góp đề xuất vào Luật Chăn nuôi và Luật Trồng trọt đang được soạn thảo trình Quốc hội.
Theo chuyên gia chính sách quốc tế thuộc dự án – PGS.TS Bùi Bá Bổng thì hiện chúng ta đã có nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ về quản lý chất thải nông nghiệp, tuy nhiên qua khảo sát thực tế thấy còn nhiều hạn chế cả về công nghệ và tổ chức thực hiện, quản lý giám sát quá trình vận hành. Chuyên gia cho rằng cần có các quy định rõ về quản lý chất thải chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn; quản lý theo chuỗi giá trị; hài hòa tiêu chuẩn quy định về nước thải chăn nuôi với quy chuẩn QCVN62-MT 2016/BTNMT; ban hành quy chuẩn riêng với nước thải từ môi trường thủy sản; phân rõ trách nhiệm của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên&Môi trường trong quản lý chất thải chăn nuôi; ban hành chính sách quốc gia về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón hữu cơ….
Các đại biểu đến từ Ban quản lý dự án LCASP các tỉnh báo cáo những kết quả đạt được của dự án tại địa phương, đồng thời nêu khó khăn vướng mắc trong khi thực hiện các nội dung, gói thầu công việc. Đăc biệt đều kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và trình Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể cho việc xử lý chất thải nông nghiệp nói chung và chất thải trong chăn nuôi nói riêng, coi phế thải trong nông nghiệp như một nguồn tài nguyên, một phần của kết quả sản xuất để những chính sách ban hành vừa mang tính quản lý vừa khuyến thích, tạo điều kiện cho chế biến, sử dụng chất thải nông nghiệp….
Theo Trần Văn Khởi/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã