Học tập đạo đức HCM

Sản xuất phụ gia thức ăn từ CO2

Thứ bảy - 08/09/2018 03:38
CO2 là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu; nhưng tại Đức, các nhà khoa học đang tận dụng khí thải này để sản xuất nguyên liệu chế biến phụ gia TĂCN.

Giáo sư Arne Skerra, Khoa Hóa sinh, Đại học Công nghệ Munich (TUM) tại Đức là người đầu tiên nghiên cứu quá trình sử dụng khí thải CO2 làm nguyên liệu cơ bản cho quá trình sản xuất phụ gia thức ăn trong một phản ứng công nghệ sinh học. Ngay từ những thử nghiệm đầu tiên tại phòng thí nghiệm, Giáo sư Arne Skerra đã gặt hái thành công. Loại phụ gia mà Giáo sư Arne Skerra tạo ra chính là methionine - một axit amin thiết yếu, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến TĂCN. Quy trình sản xuất methionine từ CO2 còn được gọi là quy trình enzyme và đang có tiềm năng thay thế quy trình sản xuất methionine truyền thống từ chất hóa dầu hiện nay. Kết quả thí nghiệm của Giáo sư Arne Skerra đã được đăng tải trên Tạp chí Nature Catalysis và thu hút sự chú ý của rất nhiều hãng sản xuất phụ gia thức ăn tên tuổi, trong đó có Evonik. 

Sản xuất methionine công nghiệp từ nguồn nguyên liệu chất hóa dầu hiện nay được thực hiện theo một quy trình hóa học gồm 6 bước và đòi hỏi sử dụng hóa chất hydrogen cyanide có độ độc hại rất cao cùng nhiều chất nền khác. Năm 2013, Evonik Industries, một trong những hãng sản xuất methionine lớn nhất thế giới đã rót vốn đầu tư cho các nhà nghiên cứu tại Đại học Munich nghiên cứu sâu hơn về quy trình sản xuất chất nền an toàn mới. 

Methional, một sản phẩm biến chất của methionine được hình thành như một lớp trung gian tạm thời suốt quá trình sản xuất thông thường. Dựa theo nguyên lý, methionine trong các vi sinh vật bị các enzyme biến đổi thành methional và giải phóng CO2. Từ đó, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Skerra bắt đầu sản xuất enzyme cần thiết; đồng thời xây dựng nghiên cứu ban đầu và sau đó quyết định áp suất CO2 cần thiết để sản xuất methionine từ methional bằng một phản ứng có chất xúc tác sinh học. Kết quả, sản lượng methionine đạt được ngay trong thử nghiệm đầu tiên đã vượt kỳ vọng ban đầu. 

Trong tương lai, quy trình sản xuất của Arne Skerra được kỳ vọng trở thành mô hình mẫu cho sản xuất các loại axit amin khác theo quy mô công nghiệp. Hiện, nhóm nghiên cứu của Giáo sư cũng đang hoàn thiện quy trình sản xuất này để làm thủ tục đăng ký bằng sáng chế.  

 
 
 

Tuấn Anh 

(Theo Sciencedaily)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay27,265
  • Tháng hiện tại972,329
  • Tổng lượt truy cập91,035,722
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây