Giống lúa này nông dân trong huyện còn gọi là lúa Sỏi, được bà con gieo cấy trên diện tích đất nuôi tôm ở những vùng đất trũng, nhiễm phèn - mặn cao từ trước đến nay bỏ hoang không thể sản xuất được lúa.
Trước đó, UBND huyện đã kết hợp với Khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, tuyển chọn, sản xuất thực nghiệm trên diện tích 5 ha, thu được hơn 20 tấn lúa giống.
Qua sản xuất cho thấy giống lúa này có thời gian sinh trưởng bốn tháng, có khả năng chịu được độ mặn, phèn rất cao, từ 8% - 10%. Từ kết quả thực nghiệm này, năm 2012, Phòng Nông nghiệp huyện đã tổ chức chuyển giao cho nông dân sản xuất ra diện rộng.
Đây là giống lúa siêu chịu mặn – phèn, đáp ứng nhu cầu cho hàng ngàn ha ở vùng đất trũng - phèn thuộc “cánh đồng chó ngáp” của huyện từ bao đời nay nông dân không thể trồng lúa được.
Kết quả này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cho nhiều hộ nông dân trong huyện hướng làm ăn mới, đem lại hiệu quả cao.
Theo nhandandientu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã