Học tập đạo đức HCM

Sử dụng phế thải sinh khối để sấy nông sản: Hiệu quả lớn

Thứ bảy - 05/01/2013 04:49
Khi được áp dụng tại Công ty Cà phê Sơn La, công nghệ đốt tầng sôi sử dụng chất thải sinh khối (trấu, mùn cưa, gỗ vụn…) đã sinh ra lượng nhiệt 700-800kWt/h, thay thế một phần than để sấy cà phê, ngô, mang lại hiệu quả lớn. Đây là một trong những mô hình sử dụng phế thải sinh khối để sấy nông sản được Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thử nghiệm thành công, mở ra một hướng sử dụng năng lượng mới hiệu quả và thân thiện với môi trường.



Mặc dù lượng điện cung cấp cho nông thôn đang ngày một tăng với chất lượng ngày càng cao, tuy nhiên, điện dùng trong sản xuất, chế biến nông lâm sản còn hạn chế. Cụ thể, dù gần 100% số xã; 85-99% số thôn và 94-98% số hộ nông dân được sử dụng điện nhưng điện dùng trong sản xuất, làm khô khi chế biến nông lâm thủy sản chỉ đạt dưới 7% tổng lượng điện cung cấp. Trong khi đó, lượng phế thải sinh khối của nước ta khá dồi dào và chưa được sử dụng triệt để. Cụ thể, các loại phế thải sinh khối được sử dụng nhiều là gỗ, củi, trấu dùng để đun nấu; vỏ cà phê và các chất phế thải khác hoặc được sử dụng rất ít hoặc bị thải, bỏ, gây lãng phí cũng như ô nhiễm môi trường. Nếu tổng hợp các nguồn phế thải sinh khối trong chế biến nông, lâm sản của nước ta hàng năm có thể thu được từ 8-11 triệu tấn phế thải sinh khối. Để sản xuất 1kWh điện bằng nguồn nguyên liệu này cần khoảng 3-4kg chất thải sinh khối, như vậy mỗi năm cả nước tạo được khoảng 3,8-4 triệu kWh điện và 11-12 triệu kWt nhiệt. Với tiềm năng đó, phế thải sinh khối có thể được sử dụng hiệu quả trong công nghệ đốt tạo nhiệt và điện phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Ngoài những giá trị về môi trường, sử dụng phế thải sinh khối để sinh nhiệt còn có tác dụng lớn về kinh tế. Bởi từ 2-4 kg chất thải sinh khối sẽ cho lượng nhiệt tương đương với 1 kg than antraxit, với giá chỉ bằng 5-10% giá than, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Với những lợi thế như vậy, ở Việt Nam, công nghệ sấy tầng sôi đã được áp dụng bằng cách dùng chất thải sinh khối (vỏ trấu, vỏ cà phê, mùn cưa…) để phát nhiệt - điện, mang lại hiệu quả cao. Nếu vừa thu nhiệt vừa phát điện, công nghệ này mỗi giờ tiêu thụ từ 600-700kg chất thải sinh khối (tạo được 50kW điện, sấy được 20-25 tấn thóc/mẻ). Nếu chỉ dùng nhiệt để sấy, mỗi giờ chỉ tiêu thụ từ 50-70kg chất thải (sấy từ 6-7 tấn hạt nông sản/mẻ, đưa độ ẩm từ 30% xuống còn 14%).
Để nhân rộng hiệu quả từ công nghệ này, trong thời gian qua, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã lựa chọn hệ thống đốt tầng sôi tạo khí nóng với nhiệt độ thích hợp để phục vụ cho việc sấy cà phê, ngô, sắn tại 8 công ty, hộ gia đình ở Sơn La, Hà Nội, Gia Lai, Nghệ An; sấy lúa ở Long An. Hệ thống này có đặc điểm sử dụng trấu làm chất đốt, cung cấp lượng nhiệt sạch để sấy nông sản (để sấy thóc có độ ẩm từ 22% xuống còn 16% thì mỗi giờ có thể sấy được khoảng 8 tấn). Tro thu được sau quá trình sấy được sử dụng làm vật liệu xây dựng (gạch, xi măng) hoặc làm phân bón. Cụ thể, khi được áp dụng tại Công ty Cà phê Sơn La, công nghệ đốt tầng sôi sử dụng chất thải sinh khối (trấu, mùn cưa, gỗ vụn…) đã sinh ra lượng nhiệt 700-800kWt/h, thay thế một phần than để sấy cà phê, ngô, mang lại hiệu quả lớn và được nông dân chấp nhận.
Mặc dù mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường nhưng không dễ để nhân rộng công nghệ này trong thực tế. Nguyên nhân đầu tiên chính là dù cực kỳ dồi dào nhưng nguồn nguyên liệu này lại có tính mùa vụ, do đó, làm sao có giải pháp để ổn định lượng nguyên liệu dùng phát nhiệt là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, công nghệ phát nhiệt, điện từ phế thải sinh khối, giống như hầu hết các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo khác, khá đắt và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư. Do đó, theo GS. TSKH Phạm Văn Lang - Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Nhà nước cần hình thành hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo nói chung, trong đó có năng lượng từ phế thải sinh khối, từ đó phục vụ tốt hơn cho phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống cộng đồng./.
Phương Lan
Theo ven.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại822,184
  • Tổng lượt truy cập90,885,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây