Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại Thông tư này, việc đánh giá rủi ro đối với thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi dựa vào các tiêu chí: So sánh về thành phần dinh dưỡng của thực vật biến đổi gen với thực vật truyền thống tương đương; Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng; Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm của gen chuyển; Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác động bất lợi khác đến sức khỏe con người và vật nuôi (ví dụ như: các tác động tiềm ẩn từ quá trình chế biến; sự thay đổi về chất lượng dinh dưỡng, chức năng dinh dưỡng; sự tích lũy của các chất mới; gen chỉ thị kháng kháng sinh).
Các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận gồm: Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen; Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.
Thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện: Được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó; Được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.
Bắp biến đổi gen được nhiều nước sử dụng trong chăn nuôi - Ảnh: Mordernfarmer
Trường hợp khác là: Sự kiện thực vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; Thực vật mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Vẫn còn nhiều nghi ngại
Cây trồng biến đổi gen, cụ thể là bắp đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục giống cây trồng được phép kinh doanh và sản xuát tại Việt Nam (hiện được trồng để chế biến thức ăn gia súc) với quy trình chặt chẽ trong đánh giá, chứng nhận. Tuy nhiên, những tranh cãi về tính an toàn của cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen có ảnh hưởng xấu đến người dùng hay không vẫn gay gắt.
Những người ủng hộ thì cho rằng 20 năm qua, con người đã sử dụng thực phẩm biến đổi gen nhưng không ghi nhận có ca nào gây ung thư, ngộ độc hay dị ứng. Hơn nữa, trong khoảng 10 năm trở lại đây thì sản phẩm biến đổi gen đã được tiêu thụ khá nhiều tại thị trường Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm làm từ bắp, đậu nành. Còn Tiến sĩ Sinh học Trang Quang Sen thì cho rằng, không nên sử dụng thực phẩm biến đổi gen vì nó chưa được chứng minh an toàn.
PGS.TS Lê Bá Lâm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, cho rằng dưới góc độ kinh tế, việc chấp nhận trồng cây biến đổi gen đang đẩy nền nông nghiệp nước ta về hướng sản xuất mặt hàng giá rẻ, chất lượng kém, làm ra không biết bán cho ai. Trong khi đó, chi phí sản xuất sẽ tăng lên vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền.
Ghi nhãn trên bao bì
Theo Thông tư liên tịch giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 8/1/2016, các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn lưu thông tại Vệt Nam có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm phải ghi nhãn.
Trường hợp biến đổi gen đã có nhãn hàng hóa không phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch này không được phép tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau ngày 8/1/2017. Còn trường hợp thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường chưa tiêu thụ hết thì được tiếp tục lưu thông nhưng không quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.
Đây là điều cần thiết nhằm làm minh bạch tiêu dùng, bởi theo Tiến sĩ Sen, việc ghi nhãn là cần thiết để người tiêu dùng nào chấp nhận thì sử dụng, nếu không họ sẽ chọn thực phẩm truyền thống.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã