Học tập đạo đức HCM

TP.HCM: Người dân có thể kiểm tra nguồn gốc thịt heo ngoài chợ bằng smartphone

Chủ nhật - 31/07/2016 09:39
Đó là một trong những nội dung vừa được sở Công thương trình lên UBND TP.HCM. Nếu được triển khai sớm thì người dân TP có thể thực hiện việc truy nguồn này sau 3 tháng – thời điểm để một lứa heo xuất chuồng.

Đây là chương trình nằm trong đề án “Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm” đang được triển khai. Cụ thể Hội công nghệ cao TP.HCM là đơn vị được giao thực hiện chương trình này với các giải pháp dựa theo nền tảng “Te-card” của Châu Âu.

Theo quy trình này, mỗi con heo được đeo hai vòng nhận diện ở hai chân sau và kích hoạt từ khi bắt đầu nuôi. Đến lúc xuất chuồng, nếu đạt chuẩn các con heo sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.

Tới đây thịt heo tại TP.HCM sẽ được quản lý từ khi nuôi đến xuất chuồng

Tiếp theo, khi giết mổ nhân viên kiểm dịch tiếp tục đóng dấu xác nhận, tem vệ sinh thú ý điện tử lên thân heo. Khi đưa đến chợ, các ban quản lý tại đây sẽ dùng máy đọc để kiểm tra và chỉ đồng ý đưa vào những lô thịt có nguồn gốc rõ ràng.

Về phần mình, các tiểu thương sẽ dùng smartphone (điện thoại thông minh) kích hoạt các “tem tiểu thương” và dán lên miếng thịt bán cho khách. Từ đây người mua có thể dùng một ứng dụng (app) được cài đặt trên smart phone của mình để kiểm tra nguồn gốc thịt heo.

Theo đơn vị cung cấp, mỗi con tem có giá 15đ và tổng chi phí truy xuất nguồn cho một con heo là 9.800đ. Cũng theo Hội công nghệ, cơ sở dữ liệu này được lưu trữ tới 10 năm.

Về việc phân phối các con tem này, sở Công thương cho biết sẽ được bàn giao về ban quản lý các chợ và từ đó bán cho tiểu thương. Trong trường hợp xảy ra các hành vi gian lận như dán tem vào thịt heo không có nguồn gốc, ban quản lý chợ sẽ bị gắn trách nhiệm.

Dự kiến chương trình này sẽ được triển khai thí điểm tại 12 lò mổ tập trung , 2 chợ bán sỉ là Hóc Môn và Bình Điền, 5 chợ bán lẻ là Bến Thành, Hòa Bình, Bàu Cát, Thái Bình và An Đông cùng các hệ thống siêu thị Co.oopmart, Vissan, Sagrifoods, Satra Foods.

Đánh giá về chương trình này ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND TP cho rằng đây sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để đẩy lùi “thịt bẩn”, tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng những sản phẩn an toàn.

Dự kiến sau này chương trình sẽ được mở rộng ra các mặt hàng rau, củ, quả khác…

 

Nguyễn Cường

Nguồn: Báo Điện tử Bộ Thông tin & TT


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập520
  • Hôm nay86,913
  • Tháng hiện tại792,026
  • Tổng lượt truy cập90,855,419
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây