Học tập đạo đức HCM

Thu hàng trăm triệu từ cây mắc ca

Thứ tư - 05/11/2014 20:16
Trong lúc chưa có người trồng mắc ca nào thành công tại vùng núi phía tây Thanh Hóa, anh Phạm Hữu Tú vẫn dám chặt “non” gần 2ha luồng để dành đất cho một loại cây lần đầu tiên nghe tên.

Hơn 10 năm trước anh Phạm Hữu Tú (Thành Mỹ, Thạch Thành, Thanh Hóa) được nhận khoán 20 ha rừng từ Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện. Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, diện tích còn lại anh cùng gia đình tập trung đầu tư trồng luồng – loại cây rất có giá trị lúc bấy giờ.

Năm 2006 nhân chuyến đi công tác tại địa phương, nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhắc đến giống cây mới tên là mắc ca có giá trị rất cao, có thể mang về hàng tỷ đôla mỗi năm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Lập tức, anh Tú bắt tay vào tìm hiểu về loại cây có tên lạ này.

Thực tế, lúc đó một số hộ dân tại các huyện lân cận như Ngọc Lặc, Thường Xuân đã trồng mắc ca, nhưng tất cả đều không thành công. Lặn lội lên tận nơi để dò hỏi nguyên nhân thất bại, anh nhận thấy mắc ca là cây ưa ánh sáng, trong khi các hộ trồng tận dụng phần đất hở để xen canh với nhãn hoặc cây rừng, nên dù có đến cả trăm gốc mắc ca nhưng chỉ thu được vài kg quả tươi.

Mừng vì rút được kinh nghiệm, anh Tú càng quyết tâm làm. Qua giới thiệu, anh tìm đến Trạm Nghiên cứu Giống cây trồng Ba Vì (nay là Viện Nghiên cứu Giống cây trồng Hà Nội) đặt mua 500 cây giống với giá 40.000 đồng một cây về trồng thử. Lúc này, phần lớn số diện tích đất tốt của gia đình đang trồng luồng, số còn lại là đồi trọc, xa nơi ở không tiện chăm sóc cây mắc ca. Tính toán mãi, cuối cùng anh quyết định thu hoạch luồng sớm hơn kế hoạch.

“Khi đó gần 5ha luồng được hơn 5 năm tuổi, còn ít thời gian nữa vào thu hoạch. Không còn cách nào khác, tôi phải chặt non 2ha để nhường đất cho mắc ca. Giống đã mua về, tiền cũng đã bỏ ra đành lòng thử liều một phen. Nói thật khi đó cũng rất run”, anh Tú kể lại.

Anh cho biết, mắc ca là một loại cây dễ trồng, ưa ánh sáng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc không đòi hỏi cao nên quá trình trồng không gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi đến lúc thu hoạch thì bắt đầu lo đến đầu ra. Do là giống cây mới, thậm chí khi đó nhiều người trong vùng còn lầm tưởng mắc ca là cây ca cao. “Người nói ra nói vào cây này ở Tây Nguyên trồng còn chưa ăn ai chứ nói gì ở vùng ‘chó ăn đá gà ăn sỏi này’”, anh Tú nhớ lại.

Tuy vậy, người nông dân vùng núi này lại nghĩ đơn giản rằng một loại quả dùng làm nguyên liệu cho ngành thực phẩm lẫn dược phẩm chắc chắn sẽ có người mua nếu như đưa ra thị trường thứ quả tốt. Có lúc, anh đã tính nếu “bí”quá đem ra chợ vừa bán vừa tuyên truyền cho mọi người biết công dụng của mắc ca.

Cứ vậy, sau 3 năm trồng thử, đến năm 2009 một số cây mắc ca bắt đầu cho quả bói, thu hoạch cũng được vài cân quả tươi. Đến năm 2011, anh Tú thu được 5 tạ quả, một năm sau đạt một tấn và năm nay sản lượng là hơn 3 tấn.

“Khó khăn rồi cũng qua hết và quả nhiên hai năm nay không có quả mà bán. Một số công ty bánh kẹo tại Hà Nội, Công ty dược phẩm Trung ương 1 cũng đặt hàng nhưng quả ra còn không kịp”, anh Tú cho biết.

Đang đúng thời điểm sinh trưởng tốt, sản lượng quả ngày càng tăng, giá bán ổn định ở mức 60.000-80.000 đồng một kg, mỗi năm thu về 300-400 triệu đồng, anh Tú lại đột ngột chuyển hướng.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng cây mắc ca, nhiều hộ dân quanh xã và các khu vực lân cận cũng bắt đầu cải tạo diện tích đồi để trồng. Tin tưởng về chất lượng quả mắc ca của vườn anh Tú, mọi người đến đặt anh làm cây giống. Vì vậy, một năm trở lại đây, anh dành nhiều công sức và tâm huyết để ươm cây, lai ghép cành bán cho những ai có nhu cầu.

“Kể từ khi trồng mắc ca đến nay không gặp nhiều thất bại, nhưng khi chuyển qua tạo giống cây lại gặp nhiều khó khăn. Như vụ vừa rồi có hơn 10.000 cây chờ ghép, nhưng thời tiết mưa nhiều, ẩm thấp nên chỉ thành công được khoảng 3.000 cây, số còn lại coi như mất”, anh cho hay.

Sau mỗi lần thất bại, anh Tú lại khăn gói đi gặp các chuyên gia trồng trọt, thợ ghép cây giỏi để tìm hiểu nguyên nhân, học hỏi kinh nghiệm, xin được chuyển giao công nghệ. Nhờ đó mà tay nghề ghép cây giống của anh chuyên nghiệp hơn trước, giống cây mắc ca do anh ươm hiện đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành khu vực miền Bắc.

Thời gian tới, bên cạnh việc cung cấp cây giống, anh Tú có kế hoạch mở rộng thêm một số diện tích trồng mới. “Tôi muốn phủ kín đồi trọc của quê hương bằng giống cây này. Chắc chắn năm sau sẽ có thêm một vài ha mắc ca nữa, nếu không sẽ thụt lùi so với các hộ khác”, anh Tú nói.

Thành Tâm
Theo Vnexpress 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại730,016
  • Tổng lượt truy cập90,793,409
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây