Chi cục BVTV Hà Nội đang tích cực triển khai công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) có hiệu quả vào SX rau an toàn (RAT) như sử dụng bả protein phòng trừ ruồi; làm rào chắn bọ nhảy; đặt bẫy pheromone phòng trừ sâu, xử lý tàn dư cây trồng bằng chế phẩm sinh học emina...
Các thử nghiệm đều đạt kết quả tốt, được nông dân đánh giá cao và đang được nhân rộng nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại.
Bả protein trừ ruồi
Một trong những TBKT có tính ứng dụng thực tiễn cao là sử dụng bả Protein phòng trừ ruồi hại quả trên các loại cây rau ăn quả (mướp, mướp đắng, bầu bí,...) đã được Chi cục BVTV Hà Nội đưa vào thử nghiệm từ năm 2012. Hiện nay, đã có nhiều nông dân sử dụng rộng rãi tại các vùng SX RAT tập trung.
Phương pháp đặt bẫy: Qua quá trình thực tế cũng như khảo nghiệm, Chi cục BVTV Hà Nội phổ biến phương pháp, cách thức sử dụng bẫy bả protein cụ thể như sau: Theo đó, toàn bộ vật liệu làm bẫy hiện có bán sãn trên thị trường. Nông dân chỉ cần dùng bông quấn quanh đầu dây thép, được gắn trên nắp đáy của hộp bẫy chuyên dụng rồi thấm dung dịch bả trong lọ đã được pha chế sẵn, sau đó đặt vào trong hộp bẫy và vặn chặt. Nắp vặn dưới đáy có lỗ thoát nước giúp bông tẩm bả không bị ướt ảnh hưởng đến hiệu quả phòng trừ.
Tuy nhiên, khi tiến hành treo bẫy ngoài ruộng phòng trừ, cần lưu ý một số đặc điểm sau: Thứ nhất, thời điểm, thời gian đặt bẫy phải đặt đồng loạt, phân bố đều trên toàn bộ khu ruộng cần phòng trừ, khi bắt đầu xuất hiện hoa, quả non trên ruộng đến khi ngừng thu hoạch (vì bẫy bả có tính chất dẫn dụ, nếu không đặt đồng loạt thì những ruộng đặt sớm hơn có thể bị gây hại nặng do thu hút ruồi của cả khu đồng tập trung vào ruộng đó).
Việc thử nghiệm và đánh giá kết quả sử dụng bẫy bả protein đã rõ ràng, Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo các hộ nông dân trồng RAT sử dụng phương pháp này phòng trừ ruồi đục quả để hạn chế sử dụng thuốc BVTV nên sản phẩm thu hoạch đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. |
Thứ hai, bẫy đã được chuẩn bị xong đem treo ngoài ruộng cách mặt đất từ 1 - 1,5 m bằng cọc tre (gỗ) hoặc tận dụng treo trên giàn nếu cây trồng cắm giàn, nên treo bẫy ở vị trí thoáng mát, lưu thông gió tốt. Thứ ba, mật độ treo bẫy trung bình 70 - 80 bẫy/ha, khoảng 2 - 3 bẫy/sào Bắc bộ, thời gian thay bông mới có tẩm bả khoảng 15 - 20 ngày/lần.
Kết quả mô hình: Việc thử nghiệm bẫy bả protein (Flykil 95EC) phòng trừ ruồi đục quả trong năm 2013 tại một số vùng SX RAT tập trung đã đạt được kết quả rất cao như tại xã Thanh Đa - Phúc Thọ; xã Vân Côn - Hoài Đức; xã Bắc Hồng - Đông Anh; xã Kim Hoa - Mê Linh.
Các hộ nông dân sau khi tham gia mô hình cũng đánh giá cao hiệu quả của bẫy bả protein khi giảm được 70 - 80% tỷ lệ quả bị teo, bị cong so với ruộng không sử dụng bẫy. Khi sử dụng bẫy bả protein cũng làm giảm từ 4 - 5 lần sử dụng thuốc BVTV so với ruộng nông dân không sử dụng bẫy. Qua đó, giúp bảo đảm an toàn thực phẩm và giảm chi phí mua thuốc BVTV.
Bẫy bả Protein với đặc điểm là chất dẫn dụ và tiêu diệt pha trưởng thành của ruồi nên số lượng bẫy bả đặt trên một đơn vị diện tích là không nhiều (2-3 bẫy/sào), giá thành bẫy rẻ nên rất phù hợp cho người nông dân sử dụng. So sánh hiệu quả kinh tế, ruộng nông dân sử dụng bẫy bả protein thấp hơn ruộng nông dân không sử dụng bẫy là không đáng kể, song sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.
Do vậy, sau khi hết thời gian thử nghiệm, nhiều hộ nông dân đã chủ động tìm và mua bẫy bả protein để phòng trừ ruồi đục quả trên ruộng của mình.
nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã