Triệu chứng: Nếu thừa phân đạm, cây lúa có màu xanh đậm. Cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung. . Thân cây lúa thường yếu, có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và dễ bị thất thoát nếu ngập nước trong vụ HT; dễ nhiễm các bệnh như cháy bìa lá, đốm vằn, đạo ôn và sâu hại, nhất là sâu cuốn lá giai đoạn sau trổ bông. Ruộng lúa cũng có thể xanh không đồng đều do bón phân đạm không đều.
Cần phân biệt những triệu chứng tương tự như thừa phân đạm: nếu cây lúa thiếu lân, lá lúa cũng có màu xanh đen, có thể nhầm với bón thừa phân đạm, nhưng cây lúa thiếu lân đẻ chồi kém hơn và phát triển kém hơn (cây lùn). Do đó, nông dân hoặc cán bộ kỹ thuật cần xác định ruộng đã bón mức đạm cao hay thấp để đối chiếu.
Tác hại: do cây lúa thường mọc um tùm nên hấp dẫn sâu bệnh tấn công, cây lúa dễ bị đổ ngã vào giai đoạn trổ bông và hình thành hạt. Do vậy, nông dân phải mất thêm chi phí về công lao động và thuốc BVTV để phòng trừ. Khi lúa đổ làm giảm năng suất và tăng tỷ lệ hạt lép, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm. Có khi còn dư lượng nitrat trên hạt nên gạo không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước.
Biện pháp phòng và khắc phục: Chỉ bón phân theo liều khuyến cáo các giai đoạn cây lúa cần. Trung bình cân bằng khoảng 20 kg đạm nguyên chất (N) cho mỗi tấn hạt lúa sản xuất được (khoảng 43,5 kg urê). Cán bộ khuyến nông cần hướng dẫn và thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng làm cho nông dân hiểu đã có sẵn bao nhiêu lượng đạm được cung cấp từ đất và các nguồn khác như nước, vi sinh vật và cây trồng luân canh (nếu có). Từ đó, chỉ áp dụng bổ sung phân đạm nhằm đạt được năng suất mục tiêu.
Thang 4 màu của Bảng so màu lá lúa (từ trái sang phải: màu xanh đậm: thừa đạm, màu xanh đủ đạm, màu xanh hơi vàng: thiếu đạm ít, màu xanh vàng nhiều: thiếu đạm nhiều)
Trong khi chưa thể đáp ứng những hiểu biết này, công cụ đơn giản để giúp nông dân cân bằng phân đạm trong cây lúa, tránh bón thừa đạm là áp dụng “Bảng so màu lá lúa” với các thang màu hướng dẫn nông dân bằng trực quan khi đối chiếu màu lá lúa với các thang màu, thiếu, đủ, thừa đạm để áp dụng phân bón thích hợp. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã