Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, năm 2006, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên.
Vào ngày 28/1/2008, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên là VietGAP (viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices). Đây là một bộ quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, được áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Nấm Việt - VietMushroom (Củ Chi, TP.HCM) là một trong những đơn vị trồng nấm được cấp chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Với quy trình sản xuất sạch, đảm bảo cách ly thuốc trừ sâu, phân hóa học,… nhiều sản phẩm nấm trồng của công ty đã đạt chuẩn VietGAP.
Từ khi thành lập vào năm 2009, Công ty Nấm Việt đã tiến hành sản xuất và nuôi trồng nấm bào ngư các loại, nấm linh chi theo công nghệ sạch. Với mục tiêu xuyên suốt là sản xuất, cung ứng nấm sạch theo tiêu chí “hạn chế sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, không sử dụng chất bảo vệ thực vật”, đến nay công ty đã sản xuất và cung ứng ra thị trường các loại nấm sạch và được phần đông người tiêu dùng đón nhận.
Công ty Nấm Việt hiện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất meo giống nấm (cấp 1, cấp 2, cấp 3); sản xuất phôi nấm các loại chuyển giao nông dân nuôi trồng theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp, thu lại sản phẩm nấm tạo vùng nguyên liệu sạch; và nuôi trồng nấm linh chi đỏ, nấm bào ngư theo công nghệ sạch, công nghệ VietGap.
Nấm bào ngư trắng của VietMushroom |
Nấm bào ngư xám của VietMushroom |
Khâu đóng gói phôi nấm tại VietMushroom |
Về cơ bản, nấm gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như nấm rơm, nấm mèo, nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm đông cô,… Mặc dù có kích thước, hình dáng và màu sắc khác nhau, nhưng cấu tạo chung của cây nấm thường gồm 3 phần: mũ nấm, cuống nấm và bao gốc. Mỗi loại nấm đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc khác nhau.
Tuy nhiên, để cây nấm đạt chất lượng và có được sản lượng cao thì quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách xử lý nguyên liệu và cuối cùng mới là cách chăm sóc. Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ hết tạp chất, thanh trùng sạch sẽ thì chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn.
Nấm là loại thức ăn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, nhưng quá trình trồng và chăm sóc cần có kỹ thuật cũng như thời gian nên giá thành cao hơn so với nhiều loại rau khác. Trồng nấm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự nhiệt huyết và cần mẫn. Phải dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để nấm phát triển tốt.
Để đạt được tiêu chuẩn nấm sạch VietGAP, nhà lồng trồng nấm phải tách biệt với các khu nuôi trồng khác để nấm không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, các chất độc hóa học từ môi trường cũng như dễ dàng kiểm soát các vi sinh vật gây hại trong nhà nấm. Đồng thời, tuyệt đối không sử dụng thuốc kích thích có hại cho nấm.
Lợi ích khi áp dụng VietGAP VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho cơ quan quản lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất. Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội. |
Theo Hồng Long/pcworld.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã