Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa

Thứ bảy - 05/11/2016 04:21
Trạm Khuyến nông thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới thâm canh lúa mùa năm 2016.

08-03-13_thm-mo-hinh-ung-dung-dong-bo-cc-tien-bo-ky-thut-trong-thm-cnh-cy-lu

 

Mô hình triển khai thực hiện tại các xã Thịnh Đức, Cao Ngạn, Phúc Xuân, Phúc Trìu và phường Tích Lương, quy mô 30ha với 200 hộ dân tham gia. Nông dân  được hỗ trợ 60% giá giống và 40% giá vật tư theo quy trình kỹ thuật. Mô hình được đối chứng với giống lúa lai Nhị ưu 838 và lúa thuần Khang dân 18.

Các giống lúa thuần, lúa lai mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất gồm lúa lai BTE-1, HKT 99, Thịnh Dụ 11 và giống lúa thuần chất lượng Hương thơm Kinh Bắc. Mô hình sử dụng máy cấy lúa cầm tay để cấy theo băng hoặc cấy theo phương pháp hàng rộng hàng hẹp để tận dụng hiệu ứng hàng biên; bón phân viên nén dúi sâu N-K; phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, trong đó sử dụng chế phẩm sinh học SUMITRI để phân hủy rơm rạ sau thu hoạch...

Kết quả cho thấy các giống lúa trình diễn được xử lý rơm rạ bằng chế phẩm SUMITRI và sử dụng phân viên dúi nên được cung cấp đầy dủ dinh dưỡng ngay từ đầu vụ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt; đẻ nhánh khỏe, tập trung, không bị nghẹt rễ. Cấy hàng rộng hàng hẹp tận dụng được hiệu ứng hàng biên thuận lợi cho việc dúi phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Các giống lúa lai đưa vào trình diễn có thời gian sinh trưởng từ 110 - 120 ngày (riêng BTE-1 là 120 - 125 ngày), lúa thuần từ 105 - 110 ngày, đều tương đương với giống đối chứng.

Quá trình sản xuất được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nên cây lúa trình diễn cho năng suất cao. Các giống lúa lai đều đạt từ 69 - 72,2 tạ/ha, trong khi giống Nhị ưu 838 chỉ đạt 61 tạ/ha; giống lúa thuần Hương thơm Kinh Bắc đạt gần 64 tạ/ha hơn Khang dân 18 gần 17 tạ/ha.

Các giống lúa lai đều trong mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng từ 12,5 - 14,7 triệu đồng/ha, riêng lúa thuần chất lượng Hương thơm Kinh Bắc cao hơn 27 triệu đồng/ha.

Theo Trung Kiên/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay42,887
  • Tháng hiện tại1,651,634
  • Tổng lượt truy cập98,879,815
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây