Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa xây dựng xưởng sản xuất cây giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường tại xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc. Xưởng này sử dụng các thiết bị cơ giới để tạo túi bầu tự hoại thay vì tạo túi bầu bằng polyetylen (PE) - một loại nhựa nhiệt dẻo như truyền thống với nguyên liệu 100% chất hữu cơ từ phế thải như: mùn cưa, dăm gỗ, vỏ trấu, vỏ đậu... Hầu hết các công đoạn gieo ươm đều được cơ giới hóa, tự động hóa từ khâu trộn hỗn hợp ruột bầu cho đến khâu cuộn túi bầu hữu cơ, cắt bầu…
Bằng kỹ thuật mới này, xưởng đã gieo ươm được 500.000 cây keo lai sinh trưởng và phát triển ổn định, tỷ lệ cây sống lên đến 95%, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất đi trồng rừng. Ưu điểm của kỹ thuật này là tận dụng được nguồn nguyên liệu hữu cơ sẵn có tại địa phương; ruột túi bầu đựng cây ươm chủ yếu là chất hữu cơ, nhẹ hơn 3 lần so với túi bầu bằng đất nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển; vỏ bầu cây giống được làm từ nguyên liệu tự hoại, khi đem cây trồng không cần phải xé vỏ bầu nên bộ rễ cây được đảm bảo; sản xuất túi bầu bằng máy móc đạt từ 30.000- 40.000 bầu/ngày, nhanh gấp 4 lần so với làm túi bầu đất truyền thống; túi bầu tự hoại giúp cải thiện điều kiện đất đai, không gây ảnh hưởng môi trường; cách ươm cây này đáp ứng các yêu cầu quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn “Hội đồng quản trị rừng” (FSC).
Bình quân mỗi năm tỉnh Thừa Thiên - Huế trồng mới và trồng lại khoảng 6.000 ha rừng. Trung bình 1 ha rừng trồng cần khoảng 3.000 cây giống. Như vậy, mỗi năm tỉnh cần đến 18 triệu cây giống, đồng nghĩa với việc cần 18 triệu túi PE để ươm cây và số túi này thải ra là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó việc sử dụng túi bầu bằng giấy tự hoại góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng rừng trồng, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho người trồng.
Tỉnh hiện có 150 cơ sở gieo ươm cây lâm nghiệp theo phương pháp truyền thống và đang chuyển hướng từ gieo ươm cây bằng túi bầu PE sang gieo ươm cây con bằng phương pháp thân thiện với môi trường. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh, diện tích rừng trồng mới và trồng lại ước đạt khoảng từ 6.000 ha, nếu tính trung bình 01 ha rừng trồng cần khoảng 3.000 cây (kể cả tra dặm) thì mỗi năm sẽ có 18 triệu túi polyetylen (PE) phải thải ra môi trường xung quanh, do đó việc gieo ươm cây giống lâm nghiệp không sử dụng túi bầu bằng PE, sử dụng hỗn hợp ruột bầu bằng các loại phụ phẩm lâm, nông sản từ chất hữu cơ và túi bầu bằng giấy tự hoại, có kích thước bầu tương tự như bầu PE nhưng có trọng lượng nhẹ là rất cần thiết, góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng rừng trồng, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho người trồng rừng.
Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2020 phát triển được 13.000 ha rừng trồng gỗ lớn; trong đó 5.200 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã