Học tập đạo đức HCM

Xây dựng mạng lưới thiên địch cho cây trồng

Thứ bảy - 15/09/2018 23:44
Việc xây dựng được hệ thống thiên địch đã giúp doanh nghiệp, nông dân Lâm Đồng hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), bảo vệ môi trường; đồng thời cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn hơn.
Doanh nghiệp đi tiên phong
 
Nuôi thả thiên địch để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng trong phát triển biện pháp sinh học, là biện pháp chủ đạo của hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Trên thế giới, hiện nhiều công ty đã có quy trình công nghệ sản xuất các loài thiên địch trên quy mô lớn và có những thành tựu trong việc ứng dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng. Công ty Đà Lạt Hasfarm là một trong những đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đi tiên phong trong lĩnh vực này. Đây là một trong những bước tiến mới đánh dấu sự thay đổi tầm nhìn của công ty theo định hướng phát triển bền vững.
 
Qua đó, Dalat Hasfarm đã nghiên cứu thành công các loại nấm có ích để ngăn ngừa các loại sâu bệnh trên cây trồng tới người trồng hoa. Trong đó, nổi bật là 2 sản phẩm có thể ứng dụng trên diện rộng là Bio-Pro Nema chuyên đặc trị tuyến trùng gây nốt sần hại rễ trên rau - hoa và các loại cây công nghiệp và Bio-Pro Tricho chuyên dùng ủ phân vi sinh, đối kháng nấm gây bệnh, rút ngắn thời gian ủ phân vi sinh… Đáng chú ý, một số sản phẩm phân bón hữu cơ (COMPOST) được công ty sản xuất có nguyên liệu từ phế phẩm thải loại sau quá trình thu hoạch hoa, giúp cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và phòng ngừa các bệnh về rễ hiệu quả. Bước đột phá nữa, là nuôi thả thành công loại nhện bắt mồi Amblyseius, loài thiên địch này ăn bọ trĩ gây hại trên cây hoa. Ông Nguyễn Công Nga, Giám đốc Sản xuất Farm Đạ Ròn - thuộc Công ty Đà Lạt Hasfarm cho biết, thời gian gần đây, tình hình dịch virus đốm héo (TSWV) đang hoành hành trên diện rộng ở hoa cúc tại thành phố Ðà Lạt và một số huyện lân cận, đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế đối với người nông dân. Thế nhưng, tại Hasfarm, nhờ kiểm soát tốt khâu giống và chăn nuôi thả loại nhện bắt mồi Amblyseius ăn bọ trĩ - tác nhân chính làm lây truyền vi rút TSWV, vì vậy hầu như 60 ha sản xuất hoa cúc tại Hasfarm (tương đương 140 triệu cành/năm) và 100% hoa trồng liên kết với người nông dân đều đạt chất lượng cao. Hiện tại, Công ty đã nghiên cứu thành công các loại nấm và 5 loại thiên địch (HyPo, AthentaC, Ambly I, Ambly II, Orius), từ đây, lượng hóa chất phun vào cây hoa giảm hơn một nửa, chất lượng hoa cũng ngày một tăng cao. Hasfarm đang thực hiện tốt việc sử dụng thiên địch thay cho thuốc BVTV, đồng thời chuyển giao cho các hộ nông dân liên kết, thời gian tới, công ty sẽ cung ứng ra thị trường.
 
Lần đầu tiên, người nông dân Bùi Đức Ký, thôn Quảng Hiệp, xã Quảng Lập đã liên kết với Dalat Hasfarm được hơn 2 năm qua. Trước đây, diện tích đất của gia đình trồng sú, cà chua, nhưng dịch bệnh, rồi giá cả bấp bênh khiến gia đình gặp không ít khó khăn. Anh Ký cho biết, từ thực tế đó, anh tìm hiểu thị trường và được biết Công ty Dalat Hasfarm đang mở rộng liên kết với nông dân, lúc đó anh trực tiếp đến công ty để đặt vấn đề liên kết. Nhận được “cái gật đầu” từ phía công ty, anh tiến hành cải tạo đất, dựng nhà kính cùng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ tiên tiến của Israel để sản xuất hoa cúc. Từ khi sản xuất hoa cho Dalat Hasfarm, vườn hoa của gia đình chưa xảy ra bất kì loại dịch bệnh nào do tuân thủ quy trình xuống giống, chăm sóc và được công ty chuyển giao các loại thiên địch bảo vệ cây trồng. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư của công ty thường xuyên xuống thăm vườn để theo dõi quá trình sinh trưởng của hoa, khuyến cáo nông dân cách bón phân, tưới nước phù hợp cũng như theo dõi tình hình dịch bệnh; đồng thời hướng dẫn nông hộ cách chăm sóc, bảo quản hoa tươi, từ đó đã giúp nông dân tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp bền vững…
 
Hướng tới sản phẩm nông nghiệp sạch
 
Sâu tơ là nỗi ám ảnh của người trồng rau họ thập tự (cải, su hào, súp lơ,…) đã thế, loài sâu này lại có khả năng kháng thuốc thần tốc: Hàng loạt thuốc trừ sâu mới được đưa vào sử dụng nhưng không “chạy đua” nổi với sâu tơ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều nông dân Đà Lạt đã thấy rõ mật độ sâu tơ trên các vườn rau giảm đáng kể, việc phòng trừ sâu tơ cũng không còn là mối bận tâm lớn của người trồng rau. Không phải ngẫu nhiên có được điều này mà nhờ vào việc thiết lập quần thể ong ký sinh sâu tơ trên đồng ruộng Đà Lạt. Bà Vũ Thị Thúy, Trưởng Phòng Bảo vệ thực vật khẳng định: “Việc ứng dụng ong ký sinh sâu tơ Ds trong phòng trừ sâu tơ tại Đà Lạt là một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đã đem lại kết quả rõ rệt trong sản xuất rau họ thập tự những năm qua. Môi trường bớt bị ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc BVTV, sản phẩm rau cũng đảm bảo an toàn hơn”. Nhờ giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, công phun thuốc hóa học… nên chi phí đầu tư giảm đáng kể, trong khi đó năng suất lại tăng gần 9% khiến doanh thu tăng từ 11 - 16%... 
 
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, so với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch hiện vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm với nông dân. Hiện nay, trong quá trình sản xuất, nhiều nông dân còn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho vườn rau khi có sâu bệnh, lạm dụng phân bón vô cơ và chất kích thích sinh trưởng, vì vậy không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc BVTV trên rau, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc BVTV đã tận diệt trực tiếp các loài thiên địch khiến các côn trùng gây hại cho hoa màu trỗi dậy, mạnh thêm, con người phải liên tục sáng chế ra những loại thuốc mới (có hơn 1.700 loại thuốc BVTV) để tiêu diệt chúng. Kháng thuốc - sáng tạo ra thuốc mới, vòng luẩn quẩn đó cứ tiếp diễn liên tục. Và, biện pháp cho vấn đề này là đầu tư, tập trung hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp canh tác an toàn về sâu bệnh, đó là đầu tư và khôi phục chương trình huấn luyện IPM và hoạt động IPM cộng đồng (quản lý dịch hại tổng hợp) - trong đó chú trọng sử dụng thiên địch phòng trừ sâu hại cây trồng.  
 
Xây dựng Đà Lạt là thành phố thông minh, đồng nghĩa với việc phải là thành phố không hóa chất, an toàn, sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Và, việc canh tác rau an toàn theo phương pháp sinh học đang là xu hướng mà nông dân cần áp dụng sớm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. 
 
HOÀNG YÊN/http://baolamdong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,951
  • Tổng lượt truy cập90,883,344
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây