Học tập đạo đức HCM

Nguyên nhân khiến lúa bị đổ, ngã và cách khắc phục

Thứ ba - 25/08/2020 23:31
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, dính bùn.
Ruộng lúa bị đổ ngã. Ảnh: Công Hoàng.

Ruộng lúa bị đổ ngã. Ảnh: Công Hoàng.

Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện thời tiết bất lợi: Nguyên nhân này rất dễ thấy, nhất là trong vụ Hè Thu hoặc Thu Đông, tiết trời thường âm u, mưa nhiều, thiếu ánh sáng nên cây lúa có khuynh hướng tăng trưởng theo chiều cao, khi gặp mưa to và gió lớn, đôi khi cả lốc xoáy, nếu cây lúa đang giai đoạn chín sữa trở đi rất dễ bị đổ ngã do mất cân đối trọng lượng giữa phần gốc và phần ngọn.

Do thế đất thấp - trũng: Trên những chân ruộng thấp - trũng, nước ngập sâu liên tục, lúa thường vóng cao, thân mềm yếu, vừa dễ bị đổ ngã, vừa dễ bị các loại sâu bệnh tấn công như: Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn…

Nguyên nhân chủ quan

Do bón phân không cân đối: Trường hợp này rất thường gặp trên những chân ruộng nghèo lân, kali và canxi, hoặc đất có hàm lượng mùn cao, nếu bón phân đạm quá nhiều không cân đối với lân và nhất là kali, sẽ dẫn đến hiện tượng lúa bị lốp đổ. Chúng ta đều biết đạm là nguyên tố giúp cây trồng phát triển về chiều cao thân lá, làm các tế bào dài ra nhanh, nhưng thành vách tế bào lại non yếu vì chưa tích lũy kịp xenllulo, rất dễ bị đổ ngã khi không có đủ các nguyên tố có chức năng giúp cây trồng cứng chắc và phát triển hài hòa, cân đối với đạm, đó là lân, kali và canxi.

Do giống lúa: Đối với những giống lúa yếu cây, chịu phân kém mà chúng ta không có sự điều chỉnh, vẫn bón phân bình thường như những giống lúa khác hoặc sạ quá dầy cũng làm lúa dễ bị đổ ngã.

Do bị nhiễm bệnh: Những ruộng bón thừa đạm, sạ dầy, hoặc ngập nước liên tục, khi gặp thời tiết ẩm ướt (mưa nhiều hoặc sương mù nhiều) rất dễ bị các loại nấm bệnh tất công như: Đạo ôn, Khô vằn, Vàng lá chín sớm,… làm khô lá chân, do đó mức độ đổ ngã càng nghiêm trọng hơn.

Biện pháp khắc phục

Làm đất:

- Ruộng sau khi thu hoạch cần cày ải phơi đất để tạo nên lớp đế cày, ruộng không bị lầy thụt, giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn.

- Ruộng canh tác lúa cần làm bằng phẳng và có hệ thống thoát nước hơi nghiêng về phía nước thoát để khi cần thì thoát nước được dễ dàng, công tác quản lý nước khi phun thuốc trừ cỏ và bón phân cũng thuận lợi hơn.

Giống và mật độ gieo sạ:

- Nên chọn những giống lúa cứng cây, vừa kháng được sâu rầy, vừa hạn chế được đổ ngã khi lúa chín. Có thể đơn cử một số giống như: OM 11735, OM 18, OM 426, OM 429, OM 8901, OM 7262, Hương Châu 6 (áp dụng cho các tỉnh miền Tây), HG12, VNR20, VNR88, Kim Cương 111 (các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên)…
 

- Bà con cần áp dụng biện pháp sạ thưa hợp lý, nếu sạ hàng thì lượng giống từ 80 – 100kg/ha, sạ lan lượng giống từ 100 – 120kg/ha. Sạ thưa tiết kiệm được giống, còn giúp rễ lúa phát triển tốt, thân khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh, ít đổ ngã, dễ thu hoạch bằng máy.

Bón phân và quản lý nước:

- Để tránh bón thừa đạm bà con nên áp dụng bón phân theo bảng so màu lá lúa. Cữ bón phân đón đòng, nếu thấy lúa quá xanh nên tăng cường bón Ka-li và phun thêm phân bón lá SPC MKP (0 – 52 – 34)  hoặc SPC-K (13 – 0 – 46). Ngoài việc bón đầy đủ và cân đối giữa Đạm, Lân và Ka-li, ngay từ  đầu vụ cần bổ sung thêm Can-xi cho lúa bằng cách sử dụng phân có tên thương mại là SPC-CAL, tên hóa học là Calcium Nitrate (mà bà con nông dân quen gọi là Nitrate Can-xi hay Urê sữa) với liều lượng như sau:

+ Giai đoạn 10 – 15 ngày sau sạ: Bón 20 – 25 kg SPC-Cal /ha.

+ Giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ: Bón 25 – 30 kg SPC-Cal /ha.

Các sản phẩm phân bón giúp lúa không bị đổ. Ảnh: Công Hoàng.

Các sản phẩm phân bón giúp lúa không bị đổ. Ảnh: Công Hoàng.

-   Bón phân SPC-Cal kết hợp phun phân bón lá SPC-MKP, SPC-K còn giúp hạ phèn, giải độc hữu cơ cho đất,  giúp cây lúa phát triển hệ rễ và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời Can-xi còn là nguyên tố trung lượng rất cần thiết cho cây, giúp các vách tế bào liên kết chắc chắn, tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh, tăng sức chống chịu với thời tiết bất lợi và phòng chống đổ ngã khi ngập úng.

- Nên xiết nước khoảng 7 ngày vào giai đoạn trước khi cây lúa làm đòng để giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng trong ruộng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị đổ, dễ thu hoạch.

Phun thuốc phòng trị bệnh:

-Trong trường hợp sạ dầy, bón thừa đạm hoặc trồng giống đặc sản nhưng yếu cây, dễ nhiễm bệnh, thời tiết ẩm ướt… để hạn chế đổ ngã và thiệt hại năng suất cần tăng cường phun phòng các loại thuốc trừ bệnh khô vằn và đạo ôn.

Bệnh khô vằn: Phun phòng bằng các loại thuốc như: Saizole 5SC hoặc Vanicide 5SL vào giai đoạn lúa 30 ngày và 45 ngày sau sạ.

Bệnh đạo ôn:

+ Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm làm đòng, nếu thấy đốm bệnh đạo ôn xuất hiện trên lá, cần chú ý phun trị sớm bằng những loại thuốc như: Trizole 75WDG, 75WP, Lúa Vàng 20WP hoặc Saipan 2L.

+ Vào giai đoạn trước trổ 5-7 ngày và sau khi lúa trổ được khoảng 80 – 90% số bông, dù lúa có xuất hiện bệnh hay không cũng cần tiến hành phun phòng bằng các loại thuốc đã nêu trên.

https://nongnghiep.vn/nguyen-nhan-khien-lua-bi-do-nga-va-cach-khac-phuc-d271504.html
Theo Đỗ Công Hoàng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại995,043
  • Tổng lượt truy cập91,058,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây