Học tập đạo đức HCM

Số lượng côn trùng giảm nghiêm trọng

Thứ tư - 20/01/2021 08:58
Cho đến nay, côn trùng là những động vật đông nhất cả về số loài và số lượng, gấp khoảng 17 lần dân số thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, vì nhiều lý do, nhiều nơi trên thế giới có thể không còn côn trùng.

Theo nghiên cứu mới đây của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS), số lượng côn trùng nhiều nơi trên thế giới suy giảm nghiêm trọng với tốc độ 1-2% một năm. Trang National Geographic ghi nhận điều này đồng nghĩa phần lớn khu vực có thể mất tới 1/3 tổng lượng côn trùng chỉ trong 20 năm. 

Con số của PNAS cao hơn đôi chút so với nghiên cứu của nhiều trường đại học, viện sinh học trước đây. Chẳng hạn năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp của Đức phân tích trên 1.700 địa điểm trên Trái đất cho thấy số côn trùng giảm gần 27% chỉ trong 30 năm.

Ở một số nơi, tỉ lệ này còn “khủng khiếp” hơn. Chẳng hạn, côn trùng giảm 75% ở Đức, 98% ở Puerto Rico… chỉ trong 27 năm. Tại khu vực miền trung bờ Tây nước Mỹ, số lượng côn trùng được ghi nhận giảm 4% mỗi năm. 

Đây là tốc độ suy giảm nghiêm trọng bởi côn trùng là lớp đa dạng và phong phú nhất trong giới động vật. Ước tính, mỗi năm các loài như châu chấu, kiến, bướm giảm hơn 0,9% và tỉ lệ này có dấu hiệu tăng theo thời gian.

Đa số côn trùng đều giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và hoạt động sản xuất của con người. Chúng giúp thực vật thụ phấn, là nguồn thức ăn cho nhiều động vật khác trong hệ sinh thái, giúp tái chế nhiều loại rác tự nhiên.

Theo trang Science Alert, ước tính khoảng 10 triệu loài côn trùng đang gặp chung những mối đe dọa từ nạn phá rừng, mất đất nông nghiệp, lạm dụng thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu và cả ô nhiễm ánh sáng. 

Tiến sĩ David Wagner - nhà côn trùng học của Đại học Connecticut (Mỹ), người tham gia nghiên cứu - nói côn trùng sẽ chết vì bị quá nhiều "vết thương" cùng một lúc.

Một đánh giá khác dựa trên phân tích 166 khảo sát dài hạn với dữ liệu thu thập ở gần 1.700 địa điểm trên khắp thế giới cho thấy một số loài đang làm “khuynh đảo” xu hướng sụt giảm chung, cụ thể là các loài côn trùng nước ngọt đang tăng khoảng 11% mỗi thập kỷ sau khi các sông, hồ ô nhiễm được làm sạch. Tuy nhiên, nhóm côn trùng này chỉ đại diện cho khoảng 10% các loài côn trùng và không thụ phấn cho cây trồng.

Nghiên cứu này cũng tìm hiểu sự thay đổi của tốc độ sụt giảm qua các thời kỳ. Tiến sĩ Van Klink từ Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp của Đức nói rằng “hiện nay châu Âu đang ngày càng mất đi nhiều côn trùng hơn, điều này thật bất ngờ.” Ở Bắc Mỹ, tốc độ sụt giảm đang chậm lại, nhưng cũng chỉ chậm lại rất ít. 

Ở những khu vực khác, số liệu còn thưa thớt hơn. Nhưng các nhà khoa học cho rằng từ các kết quả nghiên cứu có được, có thể thấy việc mở rộng các thành phố vô cùng có hại cho các loài côn trùng bởi vì chúng mất đi môi trường sống. Điều này đang xảy ra ở Đông Á và châu Phi với tốc độ cực kỳ nhanh. Ở Nam Mỹ thì đó là nạn phá rừng Amazon. 

Theo Giáo sư Dave Goulson của Trường Đại học Sussex, Anh, hơn bao giờ hết, chúng ta cần hết sức chú ý đến các loài côn trùng. Mặc dù điều đáng mừng là một số côn trùng sống dưới nước đang tăng lên, cho dù tăng rất chậm và chúng không có tác dụng thụ phấn cho cây, nhưng hầu hết các loài côn trùng đều sống trên cạn và nghiên cứu này khẳng định một điều đã rõ ràng từ lâu: Chúng đang suy giảm ngày càng nhanh trong những thập kỷ gần đây.

Người đứng đầu Quỹ bảo tồn thiên nhiên Buglife, ông Matt Shardlow cho biết nhiều loài côn trùng đang bị đe dọa tuyệt chủng và nghiên cứu này cho thấy số lượng côn trùng cũng đang suy giảm ở tốc độ không hề dừng lại. Suy giảm diện rộng các loại côn trùng có cánh là một thảm họa sinh thái đang ngày một tăng lên.

Tiến sĩ Matthew Forister, nhà côn trùng học tại Đại học Nevada (Mỹ), thì nhận định dù tình hình khá phức tạp nhưng vẫn chưa muộn. Số lượng côn trùng vẫn có khả năng cải thiện nếu những biện pháp phục hồi được thực hiện nhanh chóng.

Gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu có những bước đi mạnh mẽ: Đức cam kết gần 120 triệu USD cho việc bảo tồn, giám sát và nghiên cứu côn trùng; Costa Rica- đất nước nổi tiếng đa dạng sinh học- cũng nhận được 100 triệu USD từ các tổ chức quốc tế để kiểm tra và giải mã các đoạn gene của động vật trong nước, trong đó ưu tiên côn trùng...

Tiến sĩ Akito Y. Kawahara từ Đại học Florida (Mỹ) cho biết để mọi thứ càng tự nhiên sẽ càng có lợi cho côn trùng. Chẳng hạn, môi trường sống của côn trùng ở Mỹ có thể tăng hơn 4 triệu mẫu nếu các gia đình, trường học và công viên để 10% bãi cỏ phát triển tự nhiên với những loài cây bản địa và hạn chế ô nhiễm ánh sáng. 

Côn trùng có vai trò sống còn đối với những hệ sinh thái mà con người sống dựa vào đó. Chúng thụ phấn cho cây, là nguồn thức ăn cho các loài động vật khác và tái chế rác thải của thiên nhiên.

H.Phương/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,014,997
  • Tổng lượt truy cập91,078,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây