Học tập đạo đức HCM

CPTPP với sự phát triển của ngành nông nghiệp

Thứ bảy - 17/03/2018 03:42
(THPL) - CPTPP sẽ tác động tích cực, tập trung vào những ngành có tác động nhiều đến nông dân, với nhiều thị trường lớn. Nỗ lực để tận dụng tốt nhất lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại là điều không thể lơ là.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước ký kết, khi có hiệu lực thị trường nông sản mở cửa hoàn toàn cho các thành viên CPTPP. Thời cơ và thách thách song hành cùng nhau, nếu có sự hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng từ “4 nhà”, nông sản trong nước hoàn toàn có cơ hội mở rộng thêm thị phần. 

CPTPP
CPTPP sẽ tác động tích cực, tập trung vào những ngành có tác động nhiều đến nông dân, với nhiều thị trường lớn. Ảnh minh họa

CPTPP vừa được ký kết tại Chile sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Cụ thể là nhiều loại thuế xuất nhập khẩu sẽ về 0%, tạo thuận lợi cho nhiều mặt hàng nông sản trong nước như cao su, gỗ, cà phê, ca cao, điều, tiêu, gạo, rau quả tươi… thâm nhập thị trường nước ngoài. Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản vào các nước thành viên CPTPP, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước đến từ việc bảo đảm chất lượng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Theo tính toán của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nếu tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam được hưởng lợi lớn nhưng vắng Hoa Kỳ, ở Hiệp định CPTPP, mức lợi thu được nhỏ hơn đáng kể.Cụ thể, với Hiệp định CPTPP, GDP tăng thêm chỉ đạt 1,32%, trong khi với Hiệp định TPP là 6,7%. XK với Hiệp định CPTPP chỉ tăng thêm 4%, trong khi Hiệp định TPP khoảng 15%. 

Hiệp định CPTPP làm tăng NK 3,8%. Con số này ở Hiệp định TPP dự kiến là 10,5%. Ông Cường còn cho biết thêm: “Mặc dù vậy, thiếu Hoa Kỳ không có nghĩa là Việt Nam mất đi lợi thế. Cái được trước mắt là được về thị trường. Trong số 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP, có nhiều nước đóng vai trò quan trọng và là các nền kinh tế lớn. Thêm được thị trường mới, đó là cơ hội cần phải tiếp tục tận dụng”.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trong nước xảy ra hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” do một số hộ nông dân và doanh nghiệp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản trong nước với nông sản nước ngoài nhập vào Việt Nam.

Câu chuyện gà Mỹ, thịt bò Australia, New Zealand, Canada… nhập khẩu vào nước ta được người tiêu dùng ưa chuộng là một ví dụ. Mặc dù là quốc gia xuất khẩu nông sản đứng trong nhóm dẫn đầu thế giới, tuy nhiên cho đến nay, 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Một trong những nguyên nhân tác động lên tình trạng này chính là điệp khúc “được mùa mất giá - được giá mất mùa” diễn ra trong suốt thời gian qua. Thậm chí, mới đây, người dân đã phải cùng nhau “giải cứu” nông sản chuối, xoài, dưa hấu… vì giá bán trên thị trường rớt thê thảm. 

Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích thêm: Với Hiệp định TPP trước đây, có Hoa Kỳ, các ngành hàng như dệt may, da giày… được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc so với hiện nay. Thậm chí, thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trong ngành này đã chuyển từ các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông về Việt Nam để đón đầu cơ hội từ Hiệp định TPP. Hiện nay, với Hiệp định CPTPP, không có Hoa Kỳ, đồng thời các đối thủ cạnh tranh mới ngày càng phát triển, ngành dệt may, da giày sẽ không thể đạt được tăng trưởng đột phá như đã kỳ vọng. Tuy nhiên, nhiều ngành nghề khác vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào Hiệp định CPTPP, điển hình là nông sản, thủy sản…

Như vậy, để có thể vượt qua thách thức, đón nhận những cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh tốt, ngành chăn nuôi Việt Nam phải tự đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn theo những quy chuẩn cao. Qua đó, nông nghiệp của các địa phương cần đẩy nhanh xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm là hàng hóa sạch, thông qua hình thành các liên kết chuỗi để kiểm soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chuỗi liên kết này được thiết lập trên cơ sở tổng thể quy hoạch phát triển nông nghiệp với sự tham gia tích cực của “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay20,397
  • Tháng hiện tại887,908
  • Tổng lượt truy cập90,951,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây