Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh dạy nghề nông nghiệp

Thứ tư - 16/07/2014 03:57
Năm 2013, Bình Định đã đầu tư mạnh cho công tác dạy nghề nông nghiệp với gần 1.200 người được đào tạo.

Đẩy mạnh dạy nghề nông nghiệp

 

Ngư dân Bình Định hồ hởi học nghề câu cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản


Ông Lê Văn Nghinh, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH Bình Định), cho biết, năm 2014 tỉnh phân bổ nguồn kinh phí 6 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm cho các cơ sở dạy nghề để mở lớp dạy nghề nông nghiệp.

Nhanh nhạy

Theo đó, Sở LĐ-TB&XH đã hợp đồng với những cơ sở dạy nghề triển khai nhiều lớp đào tạo trồng và chăm sóc tiêu; nuôi ếch; SX lúa; nuôi tôm; chăn nuôi gia súc, gia cầm... Các vùng trung du ở Bình Định đang phát triển mạnh SX hồ tiêu nên năm nay là lần đầu tiên nghề này được đưa vào dạy cho nông dân. Các nghề nuôi ếch, nuôi tôm cũng là điểm mới trong công tác dạy nghề nông nghiệp ở Bình Định.

Năm 2013, Bình Định cũng đã đầu tư mạnh cho công tác dạy nghề nông nghiệp với gần 1.200 người được đào tạo. Nông dân được đào tạo các nghề: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, gia súc; quản lý dịch hại tổng hợp; trồng và nhân giống nấm; kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo, bò; quản lý và kỹ thuật trồng lúa năng suất cao; kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương; đánh bắt hải sản bằng lưới vây; sửa chữa trạm bơm điện; quản lý công trình thủy nông…

“Trong 2 năm qua, chỉ tiêu dạy nghề phi nông nghiệp giảm mạnh nhưng chỉ tiêu dạy nghề nông nghiệp lại được tăng cường, đồng thời dạy thêm một số nghề mới vì nhu cầu học nghề nông nghiệp ngày càng tăng”, ông Nghinh cho hay.

Vừa qua, Chính phủ đã quan tâm đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu vỏ sắt nên công tác dạy nghề ở Bình Định lập tức năm bắt nhu cầu mở ngay nhiều lớp đào tạo thuyền trưởng và máy trưởng. Bởi theo ông Nghinh, khi chuyển hoạt động từ tàu gỗ sang tàu vỏ sắt, ngư dân cần nâng cao trình độ vận hành cho phù hợp thì đánh bắt mới mang lại hiệu quả cao. Theo dự kiến, năm nay Bình Định sẽ đào tạo 120 thuyền trưởng và máy trưởng với 4 lớp đào tạo tại các địa phương có nhiều tàu cá.

“Trước khi trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí, chỉ tiêu dạy nghề nông nghiệp, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với Sở NN-PTNT đi khảo sát từng địa phương nắm bắt nhu cầu thực tế để phân bổ chỉ tiêu hợp lý. Nơi nào có phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh thì sẽ đầu tư đào tạo nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; ở vùng nuôi trồng thủy sản thì đầu tư đào tạo về chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; ở những vùng trồng lúa thì đào tạo cách quản lý và kỹ thuật trồng lúa năng suất cao…”, ông Lê Văn Nghinh chia sẻ.

“Mới đây, chuyên gia Nhật Bản đã sang Bình Định chuyển giao công nghệ mới cho nghề đánh bắt cá ngừ đại dương và bảo quản trong thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm. Do trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn có dạy nghề chế biến và bảo quản thủy sản nên chúng tôi đã giao cho trường tiếp cận nghề này để mở lớp. Nếu bên Nhật Bản đồng ý, chúng tôi sẽ gửi giáo viên sang đó tập huấn để về truyền đạt lại cho ngư dân”, ông Nghinh cho biết thêm.

Học đi đôi với hành

Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, người dân có thể dễ dàng tìm trên internet những thông tin, kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hùng, GĐ Trung tâm Dạy nghề TX An Nhơn, đối với nông dân, không gì hiệu quả hơn là học đi đôi với hành. Xác định đây là vấn đề then chốt, trung tâm luôn chú trọng việc đổi mới cách dạy, cách truyền đạt để gần gũi với thực tế SX nhất.

“Phương thức dạy nghề của chúng tôi là tại chỗ, cầm tay chỉ việc, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Dựa theo quy trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, chúng tôi xây dựng mô hình tại hộ gia đình của học viên để thuận tiện cho học viên thực hành và theo dõi kết quả.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm sẵn có, trung tâm còn hợp đồng với Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật của tỉnh và mời những nông dân SXKD giỏi, có năng lực, kinh nghiệm trong thực tiễn đến trực tiếp truyền đạt cho học viên. Nhờ vậy, học viên tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đến lớp đông hơn. Sau khóa học, học viên đều tự tạo việc làm cho mình và ứng dụng những kiến thức đã học vào SX đạt hiệu quả cao”, ông Hùng nói.

Ông Trương Thanh Liêm (60 tuổi) ở thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) từng tham gia lớp học nghề nuôi và phòng trị bệnh gia cầm, cho biết: “Gia đình tui chăn nuôi khoảng 200 con gà thả vườn. Trong quá trình nuôi, gà thường xuất hiện dịch tả, cúm... Do không phát hiện bệnh sớm, không biết cách điều trị nên gà hay bị chết. Từ khi tham gia lớp học, tui đã biết thêm cách chữa bệnh, chọn giống, chăm sóc gia cầm giúp việc chăn nuôi thuận lợi, hiệu quả hơn”.

Có thể nói, qua các lớp học nghề nông nghiệp, nông dân đã có thêm những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng vào SX đạt kết quả, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
 

Nguồn: nognghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay13,257
  • Tháng hiện tại164,381
  • Tổng lượt truy cập92,542,045
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây