Học tập đạo đức HCM

Hỏi khó nông dân: Anh kiếm tiền kiểu gì?

Chủ nhật - 08/10/2017 09:30
Trong hằng hà các cuộc thi khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực và đối tượng: thi trong sinh viên, thi trong giới công nghệ… thì cuộc thi khởi nghiệp trong nông nghiệp là sôi động theo cách rất riêng và gây nhiều xúc cảm nhất.

Tại cuộc thi của các dự án ứng dụng công nghệ tối tân do Israel tổ chức ở Hà Nội, ngôn ngữ của các slide diễn đạt bằng toàn biểu tượng với tốc độ ánh sáng và nội dung liên hệ tới các công nghệ, dịch vụ khá phức tạp: kết nối, tương tác công nghệ, dịch vụ ngân hàng, vận chuyển, giáo dục… Còn với lãnh vực nông nghiệp, cũng với 3 phút trình bày nhưng hình ảnh, câu chuyện thật giản dị mà xúc động.

 hoi kho nong dan: anh kiem tien kieu gi? hinh anh 1

K’Brooke thuyết trình dự án Mô hình Farm nuôi heo bản địa của tổ hợp tác xã chăn nuôi Koho, tỉnh Lâm Đồng.

Chị Nguyễn Thị Lượm ở Kiên Giang, kể về dự án “Chế biến sản phẩm từ khóm” rằng khóm Tắc Cậu quê chị là ngon nhất nước, tại sao, thì tại vì nó ngon nhất vậy vậy đó (tiếc là làm giám khảo thì không thể nhắc bài Ai dìa Tắc Cậu của Tony Buổi Sáng với bài vọng cổ Hoa tím bằng lăng).

Rồi đến địa danh Gò Quao quen thuộc với nguyên liệu có tên dễ thương bèo lục bình. Có ông thầy giáo lên nói lý do ông làm lò đốt rác di động là vì sợ đám học trò nghèo của ông đi học, mang dép mòn, đạp trúng vỏ ốc bươu vàng bị đạp bể lởm chởm sau khi bị vứt vung vãi trên đường. Lại có cách gãi đầu giải thích, dự án có người khuyết tật tham gia sao không thấy đâu, rằng có bạn bị khuyết tật nhưng bị cụt hai chân, đi xe lăn không muốn lên sân khấu khiến người chất vấn bỗng chùng xuống…

Cho nên có thể nói, đặc điểm cơ bản của các dự án lãnh vực nông nghiệp là xuất phát từ thực tế và của những người (chủ dự án) tử tế. Hầu hết họ đều đã tự thực hiện dự án sẵn, bằng chính cuộc sống lao động của họ. Họ tận dụng lợi thế địa phương, rủ anh em bà con cùng nhau xây chuỗi liên kết nhà vườn với thị trường. Như dự án cây tầm bóp thương phẩm cũng trồng hữu cơ, cây tiêu Gia Lai, cây cỏ ngọt của công ty Nữ hoàng Xanh, đều nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên bản địa.

Dù là dự án nông nghiệp, nhiều bạn trẻ còn đau đáu nhiệm vụ tự thân là bảo tồn giá trị sinh học. Như chàng trai trẻ người dân tộc rất tự tin với dự án nuôi heo K’Ho (Lâm Đồng) nhằm bảo tồn giống heo bản địa thuần chủng, hay như câu chuyện chị giảng viên cố gắng bảo tồn gà rừng Phú Quốc, vừa khai thác thương phẩm, vừa bảo tồn giống gà quý hiếm đã vào Sách đỏ.

Cuối cùng họ cũng phải trả lời câu hỏi: Làm sao tạo ra tiền, ra giá trị gia tăng đáng kể cho sản phẩm?

Nghe nhà báo Nguyễn Xuân Huy trình bày về sản phẩm Chăm handmade, thấy thật bất ngờ là kiểu kiếm tiền từ dự án. Huy cũng cố gắng nâng tầm sản phẩm gốm Chăm làm bằng tay của Ninh Thuận, theo đó, gia tăng thêm độ bền, màu sắc và tính khả dụng cho nhiều nhóm khách hàng để có thể bán mở rộng nhiều nhóm khách hàng tại TP.HCM và du lịch. Là nhà báo, sau gần hai năm khởi nghiệp bằng tổ chức kinh doanh gốm Chăm, Huy đã quyết định chính thức chuyển nghề.

Mặt hàng này không mới, nhưng chủ dự án đã tính toán và thực hành bài toán kinh doanh rất sành sỏi. Chuyển từ màu đen của sản phẩm do “hoả biến” sang màu nguyên thuỷ của đất, thay đổi mẫu mã theo thị hiếu khách hàng, và áp dụng sát sao biện pháp kinh tế: thanh toán sớm hay luôn đúng hạn, khuyến khích và thưởng khi sản phẩm đẹp và giao đúng hạn hay phạt tiền, để buộc chịu trách nhiệm. Gay go nhất là giữ được đội ngũ nghệ nhân. Chi tiền quảng cáo hiệu quả mà ít tốn kém, anh dùng nghiệp vụ quảng bá online.

Hoặc mô hình kinh doanh tiêu ngũ sắc của Gia Lai, câu chuyện này làm gia tăng thêm giá trị hạt tiêu thương phẩm khi bán lẻ, chế biến và làm quà tặng. Hạt tiêu đã được tạo ra năm màu sắc đặc trưng theo chuỗi từ lúc chín đỏ, vàng xanh đen và trắng. Hay như dự án bổ sung thêm độc đáo của công thức gia vị cho bún bò Huế, bằng công thức đặc biệt mang lại độc đáo riêng của bún bò Huế truyền thống.

Các dự án nông nghiệp có đặc điểm chung là từ thực tế gia đình hay nhóm nhỏ bạn bè đang khai thác và làm ăn mà đưa ra thành dự án; nên hiểu biết về chuyên ngành công nghiệp, làm rõ phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu và dự báo được cơ hội thị trường có thể thay đổi ở khách hàng hay cạnh tranh còn yếu, chưa bài bản và chuyên sâu.

Hình thành sản phẩm có giá trị cao, khai thác tối đa điều kiện nguyên liệu, đó là cách kiếm tiền của những chủ dự án là nhà nông. Cũng có thể kể đến là câu chuyện làm than không khói từ vỏ gáo dừa – tác giả dự án cố gắng điều chỉnh kỹ thuật nhằm gia tăng hoạt tính than, để không khói khi sử dụng và có thể xuất khẩu.

Dự án tận dụng thanh long và chuối lên men Bio-Chitosan làm màng bảo quản sau thu hoạch an toàn, tự nhiên và tốt cho cộng đồng. Hay như dự án của bạn Hiếu – đã thi lần 2 về linh chi, nhưng lần này Hiếu chọn trồng linh chi giá thể dưới tán cây rừng, vừa tốt, vừa hiệu quả kinh tế cho sản xuất cây nấm linh chi.

Nếu so với các dự án khởi nghiệp của sinh viên mà việc tổ chức thông tin, tính toán lỗ lời rất chỉn chu, hay các dự án khởi nghiệp bằng công nghệ, việc kiếm tiền có phần ly kỳ, phức tạp (hay phức tạp hoá); thì kiểu cách kiếm tiền của các dự án khởi nghiệp dễ hiểu, dễ hình dung hơn nhiều như trên.

ThS Huỳnh Phước Nghĩa, người đã tham gia chấm thi khoảng mười cuộc thi khởi nghiệp gần đây, nhận xét: các dự án nông nghiệp có đặc điểm chung là từ thực tế gia đình hay nhóm nhỏ bạn bè đang khai thác và làm ăn mà đưa ra thành dự án; nên hiểu biết về chuyên ngành công nghiệp, làm rõ phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu và dự báo được cơ hội thị trường có thể thay đổi ở khách hàng hay cạnh tranh còn yếu, chưa bài bản và chuyên sâu.

Tuy vậy, với cái cốt vấn đề là có thật, thì khi cần giúp nâng quy mô, trình độ lên sẽ dễ hơn là những dự tưởng bay bổng lắm khi xa rời nhu cầu hay bài toán thật sự của đời sống, của các bạn sinh viên, các kỹ sư công nghệ.

Nhiều bạn trẻ thường hỏi, là nông dân thì cần chọn lựa điều gì từ các dự án mình mang đi thi? Chủ dự án tìm kiếm gì từ cuộc thi? Một tầm nhìn xa hơn và một kết nối cộng đồng tốt hơn, nhưng hơn ai hết các chủ dự án cần chuẩn bị hành trình vận hành dự án một cách toàn diện, cụ thể và có các công việc chi tiết trong quá trình kinh doanh mới là đích đến quan trọng của cuộc thi. Nhưng vẫn còn những dự án chưa sẵn sàng hành trình gian khó này.

 
Theo Phước Nghĩa (Thế Giới Tiếp Thị)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập472
  • Hôm nay62,562
  • Tháng hiện tại767,675
  • Tổng lượt truy cập90,831,068
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây