Sự thiếu hụt trong một trong hai vitamin trên là nguyên nhân dẫn gây ra tổn thất ở bò mang thai, bê mới sinh và sau khi sinh. Sự thiếu hụt selen và Vitamin E dẫn đến các chứng bệnh thoái hóa như tổn thương cơ tim và cơ xương. Ngoài ra, Vitamin E cũng là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của hệ miễn dịch.
Bổ sung đầy đủ vitamin trong thức ăn giúp bò khỏe mạnh Ảnh: mikohwang.deviantart.com
Trong bài báo năm 2014 của giáo sư Chery Waldner, trường Đại học Saskatchewan cho thấy, hai loại vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất liên quan đến tỷ lệ sống của bê con là Vitamin A và E. Trong nghiên cứu này, ở nhóm thử nghiệm được bổ sung Vitamin A thấp hơn 2,8 lần so với các nhóm khác thì tỷ lệ chết của bê cao hơn. Bê được bổ sung ít Vitamin E - huyết thanh thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao gấp 3 lần so với các nhóm thử nghiệm được bổ sung đầy đủ Vitamin E. Tuy nhiên, việc bổ sung cả Vitamin A, E đều không liên quan đến nguy cơ viêm phổi.
Bệnh truyền nhiễm và tình trạng sức đề kháng thường không góp phần vào tỷ lệ tử vong ở bê mới sinh. Tuy nhiên, các yếu tố dinh dưỡng khác chẳng hạn như thiếu vi chất dinh dưỡng cần phải được xem xét. Bởi, bò không lấy trực tiếp Vitamin A trong thực vật. Gia súc có được Vitamin A chủ yếu thông qua sự chuyển đổi sinh học từ tiền thân của nó là Beta-carotene có trong thức ăn gia súc.
Cường độ màu xanh của lá cây quyết định hàm lượng carotene của nó. Trong một cây đang phát triển, tất cả các bộ phận màu xanh lá cây đều giàu carotene và có giá trị Vitamin A cao. Lượng Vitamin A trong sữa non và sữa của bò phụ thuộc vào lượng tiêu thụ thức ăn trong giai đoạn cuối thai kỳ của bò chửa. Sắc tố màu vàng đến cam là một chỉ số quan trọng để đánh giá hàm lượng của carotenoid; khi đó, sữa non thường giàu Vitamin A. Nuôi nhốt thường dễ bị thiếu hụt nguồn cung cấp Vitamin A và Beta-carotene. Ngoài ra, nồng độ Vitamin A ở bò cao hơn vào mùa hè sau thời gian chăn thả so với thời điểm mùa đông.
Loại thức ăn được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến nồng độ Beta-carotene trong sữa. Trong khi số lứa đẻ và mức sản xuất dường như ít ảnh hưởng. Chất chuyển hóa hypovitaminosis A trong gia súc có thể bị hạn chế trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng cao (thời tiết hạn hán) góp phần vào quá trình ôxy hóa và suy giảm carotenoids. Trong thời tiết hạn hán, cây trồng cũng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng từ đó làm giảm chất lượng thức ăn gia súc và giảm sự sẵn có của carotene cho sản xuất Vitamin A ở gia súc. Điều này dẫn đến Vitamin A trong sữa non và sữa có hàm lượng thấp hơn. Bê mới sinh phải lấy một lượng lớn Vitamin A từ sữa non; Bởi, khi chúng mới sinh hàm lượng carotene bị giới hạn và retinol trong huyết tương hạn chế, ít trữ lượng Vitamin A. Lượng chất béo hoặc lượng sữa non giảm có thể dẫn đến nồng độ Vitamin A thiếu hụt trong huyết thanh, thường liên quan đến mức độ không đạt chuẩn của globulin miễn dịch huyết thanh. Nồng độ Beta-carotene và retinol trong huyết tương cũng giảm ở bê, có thể do khả năng hấp thu đường ruột giảm hoặc thay đổi phân bổ lại sau hấp thu.
Khoảng 90% Vitamin A được lưu trữ trong gan và có thể cung cấp nguồn Vitamin A cho động vật trong một thời gian dài. Điều quan trọng là phải xem xét nồng độ Vitamin A trong huyết tương có thể không cung cấp dấu hiệu chính xác về tình trạng Vitamin A hiện tại. Mẫu sinh thiết gan đã được báo cáo là chính xác hơn.
Trái ngược với Vitamin A, gan không phải là nơi lưu trữ chính cho Vitamin E. Các mô mỡ và cơ bắp lưu trữ một lượng đáng kể tổng lượng Vitamin E. Mặc dù các khung thời gian cụ thể về thời gian tồn tại Vitamin E trong cơ thể chưa được báo cáo, nhưng một lượng nhỏ Vitamin E có thể tồn tại trong một thời gian dài. Tỷ lệ Vitamin E tại các cơ quan lưu trữ bị cạn kiệt thay đổi tùy thuộc vào các axit béo không bão hòa đa trong thức ăn và các yếu tố khác làm tăng nhu cầu về chất chống ôxy hóa. Với những khác biệt này, mối liên quan giữa Vitamin E và mùa sinh trưởng trước đó sẽ không được mong đợi. Bởi, Vitamin E tiêu thụ trong mùa sinh trưởng không được gia súc lưu trữ trong thời gian dài.
Tương tự như Vitamin A, cỏ xanh là một trong những nguồn Vitamin E quan trọng nhất cho gia súc. Mặc dù Vitamin E có xu hướng ít bị phá hủy trong thức ăn được lưu trữ (bao gồm premix) so với Vitamin A. Nhưng nó sẽ cạn kiệt theo thời gian và nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm. Hầu hết các khẩu phần bao gồm ngũ cốc hoặc thức ăn chế biến được coi là nguồn cung cấp Vitamin E kém. Giai đoạn thu hoạch làm cỏ khô và thời gian từ cắt cỏ làm mất nước gây ảnh hưởng đến nồng độ Vitamin E trong thức ăn gia súc, với tổn thất tới 50% trong thức ăn gia súc được lưu trữ trong một tháng và giảm tới 60% trong vòng bốn ngày trong quá trình sấy cỏ.
Tương tự như Vitamin A, bê sơ sinh lấy Vitamin E phụ thuộc phần lớn vào sữa non. Vitamin E là một chất chống ôxy hóa thiết yếu giúp tăng cường chức năng của bạch cầu trung tính bằng cách bảo vệ chúng khỏi bị hư hại do ôxy hóa. Nó cũng có chức năng kích thích miễn dịch và là điều cần thiết cho sự toàn vẹn và chức năng tối ưu của hệ thống sinh sản, cơ bắp, tuần hoàn và thần kinh. Bệnh trắng cơ trên gia súc (White muscle disease) là bệnh liên quan đến thiếu Vitamin E đã được nghiên cứu. Do đó, bổ sung Vitamin E là một biện pháp dự phòng để tránh bệnh trắng cơ ở bê non.
Hiện trong các sản phẩm Vitamin E thương mại hiện có chứa cả selen và Vitamin E để bổ sung cho gia súc bằng đường tiêm nhưng hàm lượng của chúng bị giới hạn. Và người nuôi không nên phụ thuộc vào những sản phẩm này để giải quyết tình trạng thiếu Vitamin E.
Trường hợp bò đã bị sẩy thai, chết thai hoặc mất cân bằng sơ sinh và sau sinh trong bê thịt bò, người nuôi có thể cân nhắc sàng lọc cả Vitamin A và E. Các mẫu huyết thanh thích hợp để đánh giá Vitamin A và E có thể thu được trong thực địa bằng việc sử dụng các kỹ thuật. Máu nên được thu thập vào ống tiêm sạch và cho phép đông máu. Cần thận trọng để tránh bị tán huyết. Mẫu huyết thanh nên được lưu trữ ngoài ánh sáng mặt trời trực tiếp và làm lạnh hoặc đông lạnh. Chúng phải được gửi đến phòng thí nghiệm trên băng và bằng chuyển phát nhanh qua đêm. Mẫu gan để phân tích Vitamin A có thể được lấy từ mẫu vật hoại tử hoặc làm mẫu sinh thiết.Lê Cung
(Theo Agup-date.com)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã