Học tập đạo đức HCM

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành nông nghiệp

Thứ tư - 18/07/2018 05:23
Hiện còn hai lĩnh vực là phân bón, lâm nghiệp chưa có quy chuẩn để quản lý. Đặc biệt, việc tổ chức triển khai còn chậm, nợ đọng nhiều.

Hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN


Tại hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 18/7 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẳng thắn nhìn nhận, ngành nông nghiệp vẫn chưa có quy hoạch tổng thể trong xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Các đơn vị đang rất “ăn đong” theo năm, thậm chí theo tháng, bởi luôn luôn có sự đề xuất, bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn. 

Theo kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phải xây dựng 23 quy chuẩn và 496 tiêu chuẩn trong giai đoạn 2018-2020 để phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp; 60 quy chuẩn và 155 tiêu chuẩn phục vụ kiểm tra chuyên ngành. Lũy kế đến tháng 6/2018, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng công bố, ban hành 804 tiêu chuẩn và 209 tiêu chuẩn; riêng lĩnh vực nông lâm thủy sản có 583 tiêu chuẩn và 204 quy chuẩn. 

Hiện còn hai lĩnh vực là phân bón, lâm nghiệp chưa có quy chuẩn để quản lý. Đặc biệt, việc tổ chức triển khai còn chậm, nợ đọng nhiều. Cụ thể, năm 2017 có 102 tiêu chuẩn và 58 quy chuẩn không hoàn thành so với tiến độ Bộ giao. Năm 2018, mặc dù phải hoàn thành 135 tiêu chuẩn và 31 quy chuẩn nhưng đến tháng 6/2018 còn 122 tiêu chuẩn và 31 quy chuẩn chưa hoàn thành. 

Theo bà Nguyễn Giang Thu, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, việc triển khai chậm bởi nhận thức về vai trò của tiêu chuẩn, quy chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Điều này dẫn đến việc xây dựng kế hoạch không tập trung, bố trí nguồn nhân lực chưa đúng, chưa đủ. Chất lượng nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, số tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong thực thế sản xuất, quản lý chưa nhiều. 

Bên cạnh đó, nguồn lực xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đều phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ, xã hội nghề nghiệp như: viện, trường, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, tư nhân vẫn còn rất hạn chế. 

Lý giải về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chậm của đơn vị mình, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y cho rằng, nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn, quy của của đơn vị rất lớn nhưng nguồn nhân lực, năng lực còn hạn chế, không thể đáp ứng được yêu cầu nên “nợ” nhiều. 

Đánh giá về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện nay, ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho hay, thực tế các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm của các nước hay các tổ chức quốc tế đều ban hành dưới dạng chung cho thực phẩm hoặc nhóm thực phầm. Gần như không có tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cụ thể cho một sản phẩm hàng hóa cụ thể với tư cách là sản phẩm cuối cùng. 

Việc chuyển đổi phương thức quản lý an toàn thực phẩm từ quản lý theo cách kiểm tra, lấy mẫu và xác định các tiêu chí của sản phẩm cuối cùng là phương thức mà cả thế giới đã áp dụng đã quá lâu. Hiện các nước đã chuyển sang áp dụng quản lý an toàn thực phẩm theo cách kiểm soát toàn bộ quá trình “từ trang trại đến bàn ăn”. 

Theo ông Lê Bá Anh, khi phương thức quản lý thay đổi thì hệ thống quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phương thức quản lý đó cũng đòi hỏi phải có thay đổi theo. Việc ban hành các quy định kỹ thuật của các nước, thị trường lớn trên thế giới đã theo định hướng kiểm soát quá trình. 

Chẳng hạn, nhiều chỉ tiêu đòi hỏi phải kiểm soát theo từ trang trại đến bàn ăn, phải xác định kiểm soát ngăn chặn ngay từ quá trình sản xuất chứ không phải chỉ một tiêu ở sản phẩm cuối cùng. 

“Cách ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cho từng sản phẩm nông lâm thủy sản cụ thể sẽ vẫn hiệu quả nhưng sẽ không bao giờ hết việc phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vì luôn luôn có sản phẩm mới, tích chất sản phẩm luôn đa dạng”, ông Lê Bá Anh đánh giá. 

Ông Lê Bá Anh cho rằng, cần có sự quy hoạch các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong một ngành hay một chuỗi. Ví dụ, trong chuỗi về thủy sản cần xác định rõ cần có bao nhiêu và lộ trình cụ thể thế nào. Như vậy, chúng ta sẽ xác định được bao giờ sẽ kết thúc được quá trình xây dựng. 

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại nhưng tính thừa nhận và liên thông giữa các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc thế vẫn hạn chế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông tư để vận dụng ngay các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các nước tiên tiến, tổ chức quốc tế sẵn có dựa trên những đánh giá rủi ro và nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng không thích chuyển ngang, thừa nhận hay vận dụng mà thích chuyển dịch sang một tiêu chuẩn mới của Việt Nam. 

Chính vì không có sự liên thông nên một cơ sở sản xuất sẽ phải “đầu tư” để có nhiều giấy chứng chỉ, chứng nhận khác nhau. Điển hình trong sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) rất nhiều tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP… mà chưa có sự liên thông với nhau. 

Ông Lê Bá Anh cũng kiến nghị, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xây dựng từ những giai đoạn mà Việt Nam chưa gia nhập WTO, chưa tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại nên quan điểm xây dựng vào thời điểm đó rất khác so với thực trạng sản xuất kinh doanh, sự vận hành của xã hội, tính hội nhập hiện nay. Bởi vậy, hai luật trên cần sớm được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn./. 
Theo Bích Hồng/bnews.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay38,356
  • Tháng hiện tại696,425
  • Tổng lượt truy cập90,759,818
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây