Học tập đạo đức HCM

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tỷ lệ giải ngân cho dân vẫn thấp

Thứ sáu - 28/02/2014 01:55
Với Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á ban hành và triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này vẫn còn một số tồn tại khi có nhiều đơn vị cố tình chây ỳ, chậm nộp phí và công tác giải ngân gặp nhiều khó khăn, cần có cơ chế để giải quyết một cách thấu đáo.
Theo Nghị định 99, các loại DVMT phải chi trả gồm: Phòng hộ đầu nguồn; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ du lịch; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái và giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên và nguồn nước từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mức chi trả DVMTR là mức chi trả cố định, áp dụng cho người sử dụng dịch vụ. Theo đó, đối với các cơ sở sản xuất thủy điện, mức chi trả là 20 đồng/Kwh điện thương phẩm; 40 đồng/m3 nước sạch đối với các công ty cấp nước và các công ty du lịch chi trả hàng năm từ 1 – 2% tổng doanh thu. Số tiền chi trả cho 1ha rừng cho người cung cấp dịch vụ được xác định dựa trên tổng số tiền thu sau khi trừ đi chi phí quản lý (10%) và quỹ dự phòng (5%) chia cho tổng diện tích rừng có cung ứng DVMTR.
 
Sau hơn 3 năm triển khai, chính sách này đã từng bước có tác động lan tỏa, tạo ra nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ phát triển rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo báo cáo, đến nay, toàn quốc đã có 34 tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) cấp tỉnh, tạo ra nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2009 – 2013 đạt gần 2.850 tỷ đồng. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, số thu hàng năm có xu hướng tăng dần, đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2013, số thu toàn quốc đạt 1.068 tỷ đồng; tổng diện tích hưởng DVMTR đã giao, khoán bảo vệ rừng đạt 3,653 triệu hecta/4,18 triệu hecta diện tích rừng trong các lưu vực có cung ứng DVMTR. Nguồn thu từ các nhà máy thủy điện chiếm đến trên 90%, còn lại là của các nhà máy nước sạch và các công ty du lịch.
 
Trong 2 năm 2012, 2013, mức chi trả DVMTR bình quân toàn quốc đạt trên 200.000 đồng/ha, đặc biệt tại một số tỉnh có mức chi trả bình quân rất cao như Lâm Đồng (350.000 đồng/ha), Lai Châu (289.500 đồng/ha), Kon Tum (362.000 đồng/ha). 
 
Thông qua việc chi trả DVMTR, thu nhập bình quân của người trồng rừng được cải thiện đáng kể, đơn cử như tại Lâm Đồng và Lai Châu, mức thu đạt bình quân 10 – 15 triệu đồng/hộ/năm, từ đó tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.
 
 
Tuy nhiên, theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, công tác chi trả cho các hộ dân bảo vệ rừng còn quá chậm: năm 2012 chỉ trả được 24%, năm 2013 chỉ trả được 43,3%. 
 
Đơn cử như tại Điện Biên, đến nay, mới chỉ một số bản thuộc xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), bản Trung Dình, Huổi Toóng 2 (xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà), TX.Mường Lay và diện tích rừng được giao cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được chi trả 70% tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2012. Số tiền còn lại 30% sẽ được thanh toán cho người dân sau khi Hạt Kiểm lâm các huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá chất lượng rừng. Việc giải ngân dịch vụ môi trường rừng tại Điện Biên đạt tỷ lệ thấp. Đến thời điểm này, toàn tỉnh mới chi trả được hơn 14 tỷ đồng cho người dân, đạt trên 15% kế hoạch. Trên thực tế, tiền đã có sẵn nhưng chưa thể chi trả cho người dân vì vướng thủ tục hồ sơ pháp lý, xác định chủ rừng, chưa giao khoán bảo vệ rừng. 
 
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải có cơ chế chính sách phù hợp để chi trả hết số tiền trong quỹ, cần xác định đúng đối tượng chủ rừng để chi trả, gắn việc lấy rừng nuôi rừng, không thể để tình trạng tồn quỹ như hiện nay, có thể kéo theo phá hỏng chính sách. 
 
Ngoài ra, các địa phương cũng kiến nghị Bộ Công Thương hướng dẫn các nhà máy thủy điện chuyển trả tiền DVMTR năm 2011, 2012; hồ trợ kinh phí để các tỉnh rà soát chủ rừng; Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm xây dựng chế tài xử lý đơn vị chây ỳ, chậm nộp hoặc không nộp tiền, hướng dẫn mức thu đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; cho phép tính toán chi trả DVMTR theo lưu vực sông chính thay vì cho từng lưu vực của từng nhà máy.
 
Khánh Nguyên
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại880,964
  • Tổng lượt truy cập90,944,357
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây