Học tập đạo đức HCM

Giải cứu nông sản và vai trò rất lớn của mô hình hợp tác xã

Thứ bảy - 17/06/2017 06:04
Khi mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả sẽ định hướng sản xuất, triệt tiêu những khâu trung gian đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm nông sản.

Chia sẻ kinh nghiệm về bản chất, vai trò của hợp tác xã của Đức ở một cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội mới đây, ông Christian Staacke, Phó giám đốc Dự án kinh tế nông nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức cho hay, kinh tế hợp tác xã của Đức được coi là bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế dân doanh.

Cụ thể là mô hình hợp tác xã ở Đức có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà sản xuất với thị trường, bao tiêu toàn bộ đầu vào và đầu ra, đảm bảo khâu tiêu thụ tốt nhất cho nhà sản xuất với giá cả hợp lý nhất. Do đó, các hợp tác xã ở Đức có vai trò trong việc thương thảo với nhà máy chế biến mức giá tốt nhất và sau đó sẽ mang hợp đồng giá trị tốt về cho nhà sản xuất.

 

giai cuu nong san va vai tro rat lon cua mo hinh hop tac xa hinh 1
Dưa hấu là mặt hàng thường rơi vào tình trạng được mùa mất giá dẫn đến ế ẩm.
Theo vị chuyên gia này, điều quyết định để các hợp tác xã thành công nằm ở chính tư duy của các thành viên hợp tác xã. Các thành viên chấp nhận loại bỏ tư duy mô hình hợp tác xã kiểu cũ, cùng hợp tác với nhau trên tinh thần tự nguyện và có những đóng góp về ý tưởng cũng như tài chính một cách nhiệt tình.

 

So sánh với mô hình hợp tác xã ở Việt Nam, ông Christian Staacke cho rằng, các xã viên trong hợp tác xã vẫn còn mang tư tưởng “kiểu cũ”, hoạt động theo kiểu bao cấp và hầu như không hào hứng, hoạt động một cách rời rạc và gần như không đủ sức để gắn kết các thành viên.

“Nhận thức của các thành viên hợp tác xã hầu như không thay đổi, họ vẫn có tư tưởng đi lên từ làng, vẫn duy trì mô hình hoạt động kiểu hợp tác xã cũ và không hề có đóng góp gì cho hợp tác xã về cả mặt ý tưởng cũng như tài chính. Do đó, mô hình hợp tác xã ở Việt Nam chưa tạo được động lực phát triển giống như các hợp tác xã ở Đức hiện nay”, ông Christian Staacke nêu quan điểm.

Các chuyên gia đến từ Đức cũng nhận xét về thực trạng nông sản được mùa rớt giá hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là thực trạng ế thừa nông sản liên tục xuất hiện và cho rằng, khi Việt Nam chưa thành công mô hình hợp tác xã kiểu mới sẽ rất khó giải quyết được những tồn tại dai dẳng này.

Bởi vì, khi hợp tác xã chưa đóng vai trò quy tụ các nhà sản xuất, chưa thể cam kết với người nông dân và nhà sản xuất để đảm bảo đầu ra ổn định, có giá cả hợp lý, có lợi ích cho người nông dân thì tình trạng ế thừa nông sản, nông sản bị thương lái ép giá diễn ra là hoàn toán tất yếu.

Thế nên, trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, hợp tác phải là người tìm hiểu thông tin, nắm bắt nhu cầu của thị trường để từ đó định hướng cho bà con nông dân nên sản xuất loại sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu. Tiếp đó, hợp tác xã cũng chính là người đi thương thảo và ký kết các hợp đồng để đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân. Khi hoạt động của hợp tác xã phát huy được hiệu quả, lúc đó đương nhiên khâu trung gian – thương lái sẽ không còn chỗ đứng.  

“Lâu nay ở Việt Nam vẫn luôn tồn tại thực trạng, người nông dân khi thấy các thương lái trả giá cao một mặt hàng nào đó là lao vào sản xuất ồ ạt, trồng loại cây đó, nuôi loại con đó” ông Ulrich Werner, Đại diện Liên minh Hợp tác xã Đức (DGRV) nhận xét.

Đại diện DGRV cũng chỉ rõ, thực trạng được mùa rớt giá, nông sản ế thừa phải giải cứu thời gian qua tại Việt Nam còn bắt nguồn chính từ tư duy nóng vội, không theo quy hoạch, chiến lược sản xuất lâu dài. Do đó, bản thân người nông dân cũng cần thay đổi tư duy, hướng đến sản xuất vững bền hơn là hưởng ngay mối lợi trước mắt./. 

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay80,214
  • Tháng hiện tại785,327
  • Tổng lượt truy cập90,848,720
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây