Trái cây ngoại được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các cửa hàng trái cây ngoại “mọc lên như nấm sau mưa”. Rất nhiều chủng loại trái cây được tiểu thương bày bán, trang trí khá bắt mắt trên các tuyến đường An Dương Vương (quận 5), Lê Thánh Tôn (quận 1), Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), Tô Hiến Thành (quận 10)…
Tại các chợ truyền thống như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Thái Bình (quận 1), An Đông (quận 5), chợ Vườn Chuối (quận 3)… cũng nhan nhản trái cây ngoại như bòn bon, măng cụt, nhãn, chôm chôm, sầu riêng... trái cây ngoại cũng nổi bật với táo, lê, kiwwi…
Ngoài những mặt hàng trái cây ngoại nhập bình thường, thị trường tiếp tục đón nhận sự tấn cộng của các sản phẩm trái cây cao cấp.
Đơn cử, thanh long vàng xuất xứ từ Malaysia có giá lên tới 600.000 – 700.000 đồng/kg, chà là Ai Cập 550.000 đồng/kg, mãng cầu Đài Loan gần 400.000 đồng/kg, dâu Hàn Quốc dao động từ 250.000 – 350.000 đồng/kg, nho ngón tay 300.000 đồng/kg…
Không bán với giá ngất ngưởng như các cửa hàng, tại một số hệ thống siêu thị trái cây ngoại nhập có dao động ở mức cạnh tranh so với trái cây trong nước.
Điển hình, táo Yoya Pháp 44.000 đồng/kg; kiwi xanh New Zealand 90.000 đồng/kg, kiwi vàng ở mức 140.000 đồng/kg; táo Gala Mỹ 59.900 đồng/kg; lê Forelle Nam Phi 76.000 đồng/kg;…
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 78,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, giá trị nhập khẩu trái cây đạt 809 triệu USD, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là Thái Lan (gấp hơn 2,8 lần), tiếp đến là thị trường Ấn Độ (gấn hơn 2,2 lần), thị trường Hàn Quốc (tăng 70,8%), thị trường New Zealand cũng tăng đáng kể.
Giải thích nguyên nhân trái cây ngoại tràn lan trên thị trường cạnh tranh cả về giá và chất lượng, TS Đào Quốc Trụ, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, việc giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do FTA (thuế nhập khẩu theo cam kết của Việt Nam tại các FTA đều là 0% cho các loại trái cây) và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu hàng hóa đã làm gia tăng các đầu mối nhập khẩu rau quả với giá thành giảm.
Riêng nhập khẩu trái cây từ Thái Lan ngày càng tăng vọt, số lượng tăng hơn so với nhiều năm trước do Việt Nam tạm nhập sau đó tái xuất sang Trung Quốc (chiếm trên 90%, còn khoảng 10 được tiêu thụ trong nước).
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng tạo điều kiện trái cây ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường là do xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ trái cây của người tiêu dùng trong nước khá lớn, nhưng sản xuất trong nước không đáp ứng được về sản lượng cũng như chủng loại.
Bên cạnh đó, cách làm “ăn xổi” vô tình ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu trái cây nội trong mắt người tiêu dùng trong nước.
Hành vi ngâm rửa các loại trái sau thu hoạch với chất tạo chín nhanh tạo nên nỗi lo sợ cho người tiêu dùng.
Nếu như trước kia chỉ có thông tin về sầu riêng, mít bị tẩm, ngâm hóa chất thì nay loại quả thị trường trong nước độc quyền là trái bơ cũng bị rò rỉ thông tin trái sau thu hái cũng được “tắm” qua nước thúc chín nhanh.
Thanh Giang/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã