Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học: Sớm công nhận là tiến bộ kỹ thuật

Thứ năm - 25/07/2013 11:08
- Dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn tất thủ tục công nhận tiến bộ khoa học- kỹ thuật cho đệm lót sinh học.
Như NTNN đã thông tin trong những số báo gần đây về việc ứng dụng mô hình nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) còn chậm trễ do chưa có quy trình chính thức cho mô hình này. Trao đổi với NTNN hôm qua (16.7), TS Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, dự kiến cuối năm 2013 sẽ hoàn tất thủ tục công nhận tiến bộ khoa học- kỹ thuật cho ĐLSH.
Nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học cho hiệu quả cao về kinh tế, môi trường.
Nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học cho hiệu quả cao về kinh tế, môi trường.

Thưa ông, vừa qua ở nhiều địa phương đã triển khai nuôi lợn sử dụng ĐLSH, ông đánh giá thế nào về phương pháp chăn nuôi này?

- Hiện nay, trong nuôi lợn, Việt Nam vẫn còn tồn tại lớn liên quan đến xử lý môi trường trong chăn nuôi. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2012 cho thấy, hàng năm có khoảng 80 triệu tấn phân, 60 triệu tấn nước tiểu từ vật nuôi. Việc xử lý môi trường rất quan trọng, ở nước ta cũng đang tồn tại rất nhiều công nghệ xử lý các chất thải này. Một trong những công nghệ phải kể tới, công nghệ khí sinh học, công nghệ khí ngược dòng, vi sinh vật, hóa chất... trong đó có công nghệ mới là ĐLSH. Thực ra, ĐLSH là một trong những giải pháp sử dụng hệ vi sinh vật được phân lập lên gồm các chủng có lợi, đưa vào giá thể, tạo ra môi trường để phân hủy chất thải của vật nuôi thải ra. Đây là một trong những công nghệ tiên tiến đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương. 

Hiện nước ta mới triển khai thử nghiệm ở một số địa phương, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, hiệu quả mô hình này ra sao, thưa ông?

- Nước ta mới có sản phẩm duy nhất là Balasa của TS Nguyễn Khắc Tuấn thuộc cơ sở sản xuất Minh Tuấn. Đa số các địa phương ở Việt Nam đều sử dụng sản phẩm ở cơ sở này. Theo báo cáo của các sở NNPTNT của một số địa phương, các sản phẩm này có nhiều ưu điểm, đưa vào vi sinh vật phân giải các chất thải hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi, người dân đã tiết kiệm được 60-80% lượng nước; 60% chi phí lao động; giảm 10% chi phí thức ăn… Một phần về dịch bệnh cũng giảm và đặc biệt là có ý nghĩa lớn đối với vệ sinh môi trường, an toàn sinh học. 

Tuy nhiên, nghiên cứu này cần phải hoàn thiện quy trình do còn một số tồn tại. Thứ nhất là nghiên cứu xử lý chống nóng, đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn. Ngoài ra, cần nghiên cứu một số vật liệu thay thế, hiện tại đệm đang sử dụng 2/3 là mùn cưa, còn lại là lõi ngô, trấu… Như Hà Nam mới làm gần 2.000 mô hình đã phải đi khắp các nơi để tìm nguồn vật liệu. 

Vậy liệu mô hình này đã đủ điều kiện để nhân rộng ra cả nước?

- Cả nước đang có 4,1 triệu hộ chăn nuôi lợn, 7,8 triệu hộ chăn nuôi gà, và có hơn 6.000 trang trại chăn nuôi. Theo tôi, ĐLSH rất phù hợp với chăn nuôi nông hộ vì diện tích hẹp. Còn chăn nuôi trang trại, cần tính đến hiệu quả kinh tế. Vì chăn nuôi bình thường với lợn công nghiệp, 1 con lợn 1 tạ chỉ cần 1m2 nhưng chăn nuôi bằng ĐLSH phải cần ít nhất 1,5 -2m2 nên chi phí diện tích gần như gấp đôi nên tính hiệu quả cần phải đánh giá lại. Tôi nghĩ trang trại sẽ là giải pháp công nghệ bổ sung, kết hợp với nhiều giải pháp khác cho chăn nuôi quy mô trang trại. Còn hiện tại, công nghệ phổ biến nhất là công nghệ xử lý biogas là quan trọng nhất, vì các công trình này có thể lên tới hàng nghìn khối. Tuy nhiên, sử dụng công nghệ này rồi vẫn phải xây dựng các ao sinh học, hồ sinh học để xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. 

Như tỉnh Hà Nam có phản ánh, các nhà khoa học và cả cơ quan quản lý nhà nước đang nợ người dân quy trình nuôi lợn sử dụng ĐLSH. Ông có thể cho biết, đến khi nào quy trình này mới được ban hành chính thức?

- Quan điểm của Cục Chăn nuôi và Bộ NNPTNT cũng đang rất muốn đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật này vào áp dụng trong chăn nuôi của nước ta, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ gắn liền với sinh kế của nông dân. Môi trường ở nông thôn rất khó khăn, ví dụ như ở các tỉnh miền Bắc, việc chăn nuôi sử dụng ĐLSH sẽ góp phần bảo vệ môi trường rất tốt. Tuy nhiên, trước khi áp dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi sử dụng ĐLSH cần phải được công nhận là tiến bộ KHKT. Hiện chúng tôi cũng đang hướng dẫn nhanh chóng chỗ tác giả là TS Nguyễn Khắc Tuấn hoàn thiện hồ sơ để chúng tôi công nhận tiến bộ KHKT này để sau đó ứng dụng đại trà trên toàn quốc. 

Xin cảm ơn ông!

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông:
Nên có hỗ trợ cho người chăn nuôi

Hà Nam là tỉnh đi đầu trong việc ứng dụng nuôi lợn sử dụng ĐLSH. Nếu năm 2011, có 51 mô hình, thì đến 2012 có 900 mô hình và 6 tháng đầu năm toàn tỉnh xây dựng được gần 1.000 mô hình, với tổng diện tích 16.000m2 chuồng nuôi lợn sử dụng ĐLSH. Việc nuôi lợn sử dụng ĐLSH, người dân không phải rửa chuồng, giảm chi phí cho phòng chống dịch bệnh, lợn lớn nhanh hơn, chi phí đầu vào giảm sẽ mang hiệu quả cho bà con cao hơn. Hiện UBND tỉnh đang tập trung quyết liệt và giải pháp tiếp tục nhân rộng chăn nuôi sử dụng ĐLSH đối với các hộ chăn nuôi tập trung như trang trại, gia trại với chính sách không thay đổi là hỗ trợ 165.000 đồng/m2 chuồng. Nếu mỗi mô hình có một chuồng trại chăn nuôi sử dụng ĐLSH từ 5-10 con thì chắc chắn sản lượng lợn tăng nhanh, giải quyết việc làm nhàn rỗi ở tại địa phương, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

Để sớm nhân rộng được mô hình này đề nghị thời gian tới, các nhà khoa học cần phải có trách nhiệm đưa ra quy trình cụ thể, phải được công nhận bằng văn bản và trên cơ sở đó, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ cụ thể cho người chăn nuôi ứng dụng phương pháp ĐLSH. 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay18,483
  • Tháng hiện tại885,994
  • Tổng lượt truy cập90,949,387
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây