Từ lo nợ đọng xây dựng cơ bản lớn
Ngày 25.5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét kết quả triển khai giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đưa ra số liệu đáng để suy nghĩ, đó là: Số nợ đọng XDCB của các tỉnh, thành theo báo cáo của Chính phủ đến thời điểm này lên tới khoảng 10.200 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân được ông Giàu đưa ra là việc một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, nên huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán, để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước.
Đưa tiến bộ kỹ thuật vào giống cây trồng. |
Từng là Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nợ đọng XDCB cũng là nợ công, nếu để quá đà thì có thể phát sinh những vấn đề xã hội không tốt. Bài học Thái Bình những năm 1997 vẫn còn nguyên giá trị. Với tư cách UVBCT - Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ cũng phản ánh với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng, khi đi tiếp xúc, cử tri chất vấn một vấn đề rất khó trả lời. Cụ thể, họ nói đời sống nông dân đã rất khó khăn mà vẫn phải đóng góp để xây dựng NTM, còn ở thành thị dân đã sướng như thế rồi, mà Nhà nước làm hạ tầng như đường, điện, nước đến tận nhà, thì công bằng ở đâu? Mặt khác, ta cứ nói là cả nước xây dựng NTM, vậy trách nhiệm của công dân ở các vùng khá hơn thì thế nào?. “Họ hỏi thế cũng có lý, và đây là câu hỏi khó trả lời” - ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
5 năm, dân đóng góp 107.447 tỉ đồng xây dựng NTM!
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chuẩn NTM đã đạt được thời gian qua thường rơi vào những xã điểm, ven đô, có điều kiện kinh tế xã hội khá hơn. Vì thế, mục tiêu đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM là rất khó. Thống kê của Chính phủ cho hay, trong 5 năm (2010- 2015) cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách Nhà nước bao gồm các chương trình, dự án khác là 266.785 tỉ đồng - chiếm 31,34%, vốn tín dụng là 434.950 tỉ đồng - chiếm 51%, huy động từ doanh nghiệp là 42.198 tỉ đồng - chiếm 4,9%, người dân đóng góp là 107.447 tỉ đồng - chiếm 12,62%. Và mới nhất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM là 15.000 tỉ đồng cho giai đoạn 2014 - 2016.
Với tư cách UVBCT - Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ cũng phản ánh với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng, khi đi tiếp xúc, cử tri chất vấn một vấn đề rất khó trả lời. Cụ thể, họ nói đời sống nông dân đã rất khó khăn mà vẫn phải đóng góp để xây dựng NTM, còn ở thành thị dân đã sướng như thế rồi, mà Nhà nước làm hạ tầng như đường, điện, nước đến tận nhà, thì công bằng ở đâu? |
Theo các chuyên gia, nhìn vào con số này, sức dân đóng góp cho xây dựng NTM đang quá lớn, nếu thời gian tới không có các giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến những bức xúc của nhân dân. Có thể mục tiêu xây dựng NTM sẽ hoàn thành, song một bộ phận người dân lại bị nghèo hóa bởi những đóng góp cho xây dựng NTM hoặc đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.
Theo báo cáo của Chính phủ ngày 31.12.2015, cả nước có 1.526 xã (17,1%) đạt chuẩn NTM và đến tháng 3.2016, cả nước đã có có 1.761 xã (19,7%) đạt chuẩn NTM; 1.223 xã (13,7%) đạt từ 15-18 tiêu chí; 3.155 xã (37,5%) đạt từ 10-14 tiêu chí; 2.123 xã (25,4%) đạt từ 05 - 09 tiêu chí và 326 xã (chiếm 3,9%) dưới 5 tiêu chí. Đã có 23 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.
Nỗi lo chi 0,8 tỉ đồng cho bài nghiên cứu khoa học!
Không những các đại biểu lo ngại về huy động sức dân quá lớn cho xây dựng NTM, mà ngay lĩnh vực đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ cũng đang gặp rất nhiều vấn đề, ví như cho việc công bố các đề tài khoa học, bài viết trên các tạp chí uy tín quốc tế. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Quốc Khánh cho biết: Quỹ phát triển KHCN Quốc gia cơ bản phải hỗ trợ cho nghiên cứu các cơ bản: Toán, Lý, Hoá,... “Loại đề tài này Việt Nam rất mạnh, công bố tăng lên rất nhiều. Hằng năm, quỹ được cấp 300 tỉ đồng để hỗ trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trung bình một bài báo được công bố trên tạp chí uy tín là 800 triệu đồng/bài.
Cũng theo ông Khanh, trong giai đoạn 2011-2015 công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam tăng gấp 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam tốc độ tăng bình quân là 19,5%/năm - đạt mục tiêu của Chiến lược. Đặc biệt, số lượng công bố quốc tế từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước tăng 15-20%/năm. Giai đoạn 2011-2015, số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tăng 62% so với giai đoạn 2006-2010. Báo cáo là vậy, nhưng khi các thành viên của UBTVQH chất vấn tính hiệu quả của các bài báo khoa học, đề tài khoa học thế nào, thì lãnh đạo Bộ KHCN cũng không thể trả lời.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã