Học tập đạo đức HCM

Trồng cây dó bầu: Tiền tỷ để... ngoài vườn

Thứ ba - 06/10/2015 20:52
Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.

Khoảng chục năm gần đây, hàng trăm hộ nông dân ở Hà Tĩnh không chỉ thoát nghèo mà giàu lên nhanh chóng nhờ trồng cây dó bầu. Ngoài bán cây giống, người dân còn ứng dụng kỹ thuật tạo trầm đưa lại hiệu quả cao.
 

Tiền tỷ để ở ngoài vườn

Hà Tĩnh được xem là một trong những địa phương có diện tích trồng cây dó bầu lớn của cả nước. Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh này có khoảng 3.000ha trồng cây dó bầu với số lượng gần 3 triệu cây, tập trung chủ yếu ở 4 huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và Kỳ Anh. Trong đó, diện tích trồng dó bầu lớn nhất ở huyện Hương Khê với trên 2.000ha.

Ông Nguyễn Đức Phong kiểm tra một cây trong vườn cây dó bầu tiền tỷ. Ảnh: L.K

Vườn dó bầu của ông Nguyễn Đức Phong ở xóm 8, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, rộng gần 1ha với nhiều loại cây dó bầu tuổi từ 1 đến hơn 10 năm tuổi. Trò chuyện với chúng tôi, ông Phong chia sẻ: “Hiện trong vườn nhà tôi có trên 100 cây dó bầu có đường kính từ 30- 50cm và đã có rất nhiều khách hàng vào đặt hàng mua, nhưng tôi chưa bán. Vì cây càng nhiều tuổi càng được giá, đặc biệt là cây gần đến giai đoạn tạo trầm, tôi xem những cây này như “của để dành”.
 

Còn những cây từ 5 đến 7 năm tuổi, giá mỗi cây từ 15-20 triệu đồng và hơn chục cây to hơn trong vườn có giá trên 50 triệu đồng mỗi cây”. Ông Phong quả quyết: “Gần một phần ba diện tích cây đã đến thời kỳ cho thu hoạch, nếu bán hết thời điểm này gia đình tôi thu về trên 1 tỷ đồng”.
 

Không chỉ ông Phong trồng dó bầu, ở xã Phúc Trạch của ông, vùng đất vốn từng được biết đến với giống bưởi Phúc Trạch ngon nổi tiếng, nay 100% hộ gia đình có vườn cây dó bầu với tổng diện tích trên 500ha. Trong đó, 60-70% số hộ có cây đã vào mùa khai thác trầm bán ra thị trường. Ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: Đa số người dân Phúc Trạch có nguồn thu nhập từ cây dó bầu, bình quân từ 100-200 triệu đồng/năm, nhiều hộ có thu nhập 450-500 triệu đồng/năm. Một số hộ có vườn, trang trại lớn và kết hợp với sản xuất giống thì đưa lại thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.  Câu chuyện lang thang, lặn lội vào rừng săn tìm trầm của người dân Hương Khê đã lùi vào dĩ vãng hàng chục năm qua. Cũng vì dó bầu có giá nên người Hương Khê nhân giống trồng tại vườn, mở rộng thành trang trại.
 

Kích thích tạo trầm theo phương pháp sinh học

Ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên (huyện Hương Khê) vừa bén duyên với cây dó bầu chưa lâu, hiện đã gây dựng được vườn rộng 2ha với 4.800 cây dó bầu.  Ông Thọ cho biết: Giờ đây người dân trồng dó bầu ở Hương Khê không ồ ạt trồng cây để ươm bán giống mà họ đã biết ứng dụng kỹ thuật tạo trầm để có thu nhập cao.
 

Cũng theo ông Thọ, vườn cây dó trầm của gia đình ông đã được 7 năm tuổi, hiện bắt đầu áp dụng phương pháp sinh học tích tụ tinh dầu được Sở Khoa học -Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh chuyển giao. Theo kinh nghiệm của người dân trồng dó bầu ở xã Phúc Trạch, không phải cây nào cũng cho trầm một cách tự nhiên mà tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ chất đất, giống cây… thì mỗi cây cho một lượng trầm khác nhau.


Ông Nguyễn Đức Phong ở xóm 8, xã Phúc Trạch chia sẻ: “Trầm thường xuất hiện nhiều ở các cây già cỗi, u bướu hoặc có bệnh, thường ở gốc rễ và đoạn thân trên 3m. Vì vậy nhiều cây dó tốt vun vút nhưng không có trầm, nên phải tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo bắt chước tự nhiên, tạo vết thương lên cây dó. Theo đó, người trồng dó bầu dùng khoan gỗ khoan các lỗ có đường kính trên 1cm và giữ cho vết khoan không lành miệng để vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập; hoặc lấy nêm sắt đã hoen gỉ đóng vào thân cây dó tạo vết thương, khoảng sau 3 năm sẽ có các tia trầm hương (gọi là tóc trầm) xung quanh vết thương”.
 

Ông Phong cho biết thêm: “Những cây dó không có sâu ăn tự nhiên ở thân là tôi khoan vào thân cây không quá 1/3 bán kính thân, cách mặt đất 1- 1,5m, khoan lỗ theo vòng tròn quanh thân, lỗ xen kẽ, chân chó (tức giao chéo nhau) trượt lên ngọn. Yêu cầu lỗ phải là 3x3 hoặc 3x6, độ sâu 3-4cm, hàng cách hàng, lỗ cách lỗ 10-15cm. Sau đó dùng một loại hoá chất kích thích tạo trầm đổ vào vết khoan. Bằng phương pháp này, khoảng hơn 1 năm sẽ xuất hiện tóc trầm”.
 

Tuy nhiên theo anh Hà Tiến Dũng - một hộ dân trồng cây dó bầu ở xã Phúc Trạch, phong trào trồng dó bầu tạo trầm hương phát triển nhanh trên địa bàn huyện Hương Khê song hiệu quả thu được vẫn còn khiêm tốn do chưa có một phương pháp tạo trầm thật sự hiệu quả. Người dân địa phương đang dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu.
 

Cũng theo anh Dũng, thời gian qua có rất nhiều cuộc hội thảo về phương pháp tạo trầm được tổ chức trên địa bàn huyện Hương Khê. Thậm chí có nhiều đơn vị, công ty bán hóa chất tạo trầm đến tận vườn chào bán, thuyết phục các hộ trồng dó mua công thức, hóa chất tạo trầm với lời mời hấp dẫn. Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn thì phần lớn cây dó không tạo được trầm hoặc tạo rất ít.  Do vậy các chủ vườn mong muốn và tìm kiếm những biện pháp, kỹ thuật hướng dẫn cách tạo trầm hương trên cây dó bầu hiệu quả hơn, tìm kiếm thuốc tạo trầm chất lượng, hiệu quả và an toàn. 
 

Bên cạnh phương pháp tạo trầm, người dân ở “thánh địa” dó trầm Phúc Trạch đã học thêm được một nghề mới là làm trầm mỹ nghệ, trầm cảnh. Đầu ra của trầm mỹ nghệ rất ổn định, miễn là có cây nguyên liệu để chế tác. Giá trầm cảnh từ vài triệu, vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.  

 

Sáng chế cấy tạo trầm từ “dịch kiến”

Ngày 9.6.2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp cho nông dân Trương Thanh Khoan ở ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tấm bằng độc quyền sáng chế số 12835 về phương pháp kích thích cây dó để tạo trầm.

Khác với tất cả các thuốc kích cảm tạo trầm đang có trong nước và trên thế giới, chế phẩm tạo trầm của ông nông dân Trương Thanh Khoan có chứa tinh chất do kiến “sản xuất” ra (sau đây được gọi là dịch kiến). Trước đó, ông Khoan đã mất gần 20 năm vừa lặn lội trong rừng để tìm trầm tự nhiên, vừa mày mò nghiên cứu các loại thuốc cấy tạo trầm, nhưng kết quả thu được không đáng kể.

Sau ngày ông phát hiện ra khả năng của một loài kiến (làm tổ trên cây dó) trong việc kích thích sinh học để tạo trầm, ông bắt đầu nghiên cứu tập quán sinh sống của loài kiến này để thuần dưỡng chúng, rồi tạo điều kiện cho chúng sản sinh ra một loại dịch kiến có thể dùng để kích thích tạo trầm trên cây dó.

Nhờ chế phẩm có chứa dịch kiến này, ông Khoan đã cấy tạo trầm thành công trên cả vạn cây dó và ông đã trở thành một tỷ phú, một trí thức nông dân giàu có. Chế phẩm của ông đã được ứng dụng thành công tại một số nơi ở Việt Nam và đang được chào bán ra nước ngoài.

Bạn đọc quan tâm tìm hiểu sáng chế này, có thể liên hệ với các địa chỉ sau:

- Ông Trương Thanh Khoan - số 3478, ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 01234699679.

E-mail:dan.tr88@gmail.com.

- Giáo sư Đinh Xuân Bá - biệt thự KL41, khu biệt thự Kim Long (đối diện 673 Nguyễn hữu Thọ), Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0913207676.      

E-mail: dxb@secoin.vn.

- Anh Trần Đức Thanh - số 54/4, tổ 5, ấp Ngọc Lâm 3, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0985561610.

E-mail: thanhtramremcua2020@gmail.com.

- Chị Nguyễn Thị Huyền Trân - số 54/4, tổ 5, ấp Ngọc Lâm 3, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0978653359.

E-mail:tramtramhuong83@gmail.com. 

 Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập353
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,224
  • Tổng lượt truy cập90,876,617
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây