Học tập đạo đức HCM

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Thứ ba - 01/12/2020 02:04
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (FLOW/EOWE) là dự án do Tổ chức SNV đã phối hợp, hỗ trợ với Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam.
Tổ chức SNV đã phối hợp, hỗ trợ với Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Ảnh: SNV
Tổ chức SNV đã phối hợp, hỗ trợ với Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Ảnh: SNV
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (FLOW/EOWE) là dự án do Tổ chức SNV đã phối hợp, hỗ trợ với Hội LHPN Việt Nam trong hoạt động tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới của Việt Nam.
Sáng 12/10/2020, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ dự án "Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (FLOW/EOWE) góp phần thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 (Đề án 939).
 Sau 4 năm triển khai tại cấp Trung ương và 4 tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận dự án đã đạt được mục tiêu ban đầu của dự án và góp phần thực hiện, nhằm xây dựng chiến lược hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp một cách bài bản, khoa học, huy động sự sáng tạo, chủ động của phụ nữ, đồng bộ các nguồn lực của xã hội
Tại buổi hội thảo, Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo cho biết: Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một đề án mới và khó với các cấp Hội, song rất may mắn đã được Tổ chức Phát triển Hà Lan hỗ trợ, đồng hành ngay từ những ngày đầu. 
Thông qua chương trình, 200 cán bộ của các cấp Hội và các ban ngành đã được nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có trách nhiệm giới, 20.000 phụ nữ và hộ gia đình trong chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh với khí hậu được tăng thu nhập, gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh do phụ nữ lãnh đạo được nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh và tiếp cận thị trường.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 1.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo khai mạc hội thảo
Cũng từ dự án này, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có trách nhiệm giới và các điển hình xuất sắc về lãnh đạo nữ như lãnh đạo sở ban ngành, các HTX, các đơn vị đối tác được xây dựng, phát hiện và phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Bên cạnh đó, dự án cùng với Hội đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá sơ bộ 2 năm thực hiện Đề án, nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Business hub và các Diễn đàn Phụ nữ khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc và một số tỉnh thành. Thực sự đây là nền tảng, cơ sở giúp cán bộ Hội tự tin hơn để tổ chức các hoạt động ngày một sáng tạo nhằm thực hiện tốt hơn Đề án 939. 
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 2.
Dự án giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo chia sẻ thêm: Tôi rất ấn tượng với các mô hình hợp tác xã mà dự án hỗ trợ thành lập và phát triển. Năm 2019, tôi vinh dự được cùng bà Đại sứ quán Hà Lan đi thăm mô hình Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú và Hợp tác xã Châu Rế tại tỉnh Ninh Thuận. Nhìn nụ cười ánh mắt tươi vui của bà con dân tộc ít người, càng hiểu hơn giá trị của dự án, sự tận tụy, tâm huyết của cán bộ SNV, Hội LHPN và các đối tác địa phương đã mang lại cho họ. Người dân không chỉ được tăng thêm thu nhập mà còn giúp tăng thêm tình làng nghĩa xóm, tính cộng đồng trách nhiệm và bình đẳng giới. 
Mọi người dân khi tham gia mô hình đều mong muốn và hỗ trợ nhau để sản phẩm của mình sản xuất theo đúng quy trình đạt năng suất, hiệu quả cao. Qua các cuộc thi ảnh về chủ đề gia đình, các trò chơi liên quan đến các vấn đề về giới đã làm thay đổi suy nghĩ của nam giới về phụ nữ, làm gắn kết các thành viên trong gia đình, đặc biệt chính chị em dân tộc thiểu số hiểu được quyền và giá trị của bản thân mình. Chính vì vậy, tác động của dự án không chỉ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ mà đã góp phần thay đổi định kiến giới đã tồn tại rất lâu trong xã hội.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 3.
Dự án giúp chị em phụ nữ có thể nâng cao thu nhập, nâng cao quyền năng kinh tế, tiến tới bình đẳng giới trong xã hội. Ảnh: SNV

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ dự án "Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (FLOW/EOWE)  góp phần thực hiện Đề án 939 cũng là cơ hội để Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức SNV cùng nhìn lại chặng đường đã đi qua, đánh giá kết quả đạt được từ hợp tác của hai tổ chức trong việc thực hiện các hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ có trách nhiệm giới. Đây là một dịp rất hữu ích với tổ chức Hội bởi từ nội dung, kết quả, kinh nghiệm của dự án sẽ là bài học bổ ích, đóng góp vào giải pháp để thực hiện Đề án 939 phù hợp hơn với nhu cầu phụ nữ, tình hình phát triển kinh tế xã hội...
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp - Ảnh 4.
Ông Peter Loach, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam tặng hoa lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam nhân dịp 20/10
Thay mặt những người thực hiện dự án SNV, ông Peter Loach, giám đốc Tổ chức SNV Việt Nam đã đánh giá cao những nỗ lực của Hội LHPN Việt Nam trong việc phối hợp cùng SNV để đồng hành, hỗ trợ giúp chị em phụ nữ có thể nâng cao thu nhập, nâng cao quyền năng kinh tế, tiến tới bình đẳng giới trong xã hội.

Tổ chức phát triển Hà Lan SNV là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, có trụ sở chính tại Hà Lan. SNV góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua các lĩnh vực chính: nông nghiệp, năng lượng, nước sạch - vệ sinh môi trường và các lĩnh vực liên nghành: biến đổi khí hậu, giới/tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ, thị trường. SNV và Hội LHPN Việt nam ký Thỏa thuận Hợp tác năm 2016.
Dự án "Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (FLOW/EOWE) là dự án được Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua SNV
- 4 tỉnh thực hiện dự án: Quảng Bình, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận (ven biển miền trung, thiên tai/BĐKH)
- Lĩnh vực tác động của dự án: Nông nghiệp thông minh, Quyền năng kinh tế phụ nữ, Kinh doanh bao trùm
- Chỉ tiêu dự án đề ra: 20,000 phụ nữ tăng thu nhập; 100 SMEs/HTX phát triển kinh doanh/khởi nghiệp có lợi nhuận; 100,000 người nâng cao nhận thức về NN thông minh và bình đẳng giới; 200 cán bộ nâng cao năng lực, 10 chính sách được tác động thúc đẩy bình đẳng giới.
Theo Trần Lê/phunuvietnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay32,276
  • Tháng hiện tại690,345
  • Tổng lượt truy cập90,753,738
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây