Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Con đường thoát nghèo của lão nông U50

Chủ nhật - 10/06/2018 10:48
“Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với tâm huyết và quyết tâm của mình, bác Hồ Sỹ Thiên đã mở lối đi riêng cho người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà phát triển các mô hình kinh tế ngay trên ruộng vườn quê hương.
Từ lâu, tôi đã nghe tên người nông dân đưa nghề trồng hoa cúc về cho người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà. Hôm nay, tôi được gặp bác, tận mắt chứng kiến một cái nhà với cái cổng lớn nổi bật giữa những cái nhà nhỏ, lụp xụp, tưa thớt xung quanh, làm tôi không khỏi suy nghĩ rằng đó là thành quả của một người dám làm giàu trên mảnh đất quê hương “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này.
Đang mãi mê thu hái những quả dưa Kim hoàng hậu chín vàng, bác dừng tay và đáp lời chào của tôi với vẻ mặt vui tươi. Để không làm mất thời gian của bác, tôi xin phép được vào vườn cùng bác thu hái dưa. Vừa hái, bác cháu vừa trao đổi, trò chuyện vui vẻ. Bác kể:
“Cách đây 24 năm, người dân Bắc Sơn còn rất nghèo khó, người đi vào rẫy, kẻ tha phương kiếm sống. Con trai đầu của bác mưu sinh bằng nghề làm thuê trong một trang trại trồng hoa, trồng rau quả tại Đà Lạt. Bước ngoặt cuộc đời ông bắt nguồn từ một chuyến đi vào thăm con , bác được tận mắt thấy mô hình trồng hoa cúc và bác đã mê ngay cái nghề này. Bác nghĩ, ở quê mình có đất, cứ thử xem sao? Ấy vậy mà lần thử ấy đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình bác”.
Năm 2004, bác bắt đầu chặt tre, dựng lán, ươm những cây hoa cúc đầu tiên, trong một khoảnh vườn nhỏ, được che chắn cẩn thận. Phần vì thời tiết Hà Tĩnh khắc nhiệt, phần là sợ không thành công người ta cười nên ai có hỏi, bác cứ dấu, không dám nói thật là mình ươm hoa. Và rồi cây không phụ người, cây cho những bông hoa to, nhiều cánh, màu sắc rực rỡ không kém hoa Đà Lạt. Khi đó, bác mang hoa đi bán nhưng không một ai tin trên mảnh đất Bắc Sơn, Hà Tĩnh lại có thể trồng được hoa cúc. Đặc biệt khi bác mời chào các đại lý bán hoa, mời họ về vườn nhưng họ vẫn không tin. Bác liền về nhà nhổ cả cây mang lên, lúc đó người ta mới tin. Giá mỗi cây hoa lúc đó là 900 đồng. Tiền bán hoa, ngoài trang trải cuộc sống hàng ngày cho gia đình bác còn tích cóp được vốn đầu tư đúc cọc bê tông, khoanh thêm diện tích vườn để trồng thêm hoa cúc. Thời gian cứ trôi, kinh ngiệm càng nhiều, đồng vốn càng lớn bác đã xây dựng được thêm một ngôi nhà khang trang và đầu tư công nghệ nhà lưới, mở rộng sản xuất. Năm 2016, để không lãng phí gian nhà lưới diện tích gần 300m2 đầu tư hơn 70 triệu đồng, bác đã cùng con trai đưa cây dưa Kim hoàng hậu về trồng. Sau 1 tháng trồng và chăm bón, cây đã hoa và cho quả, quả cứ lớn dần và chuyển màu vàng sáng, vị ngọt mát. Được mùa, được giá, năm 2018, bác tiếp tục dựng thêm gian nhà lưới 150m2 cạnh nhà lưới cũ để trồng thêm dua thêm hoa. Mỗi năm, trong gian nhà lưới gần 500 m2 này, từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau bác trồng hoa cúc, từ tháng 3 đến tháng 8 thì trồng dưa lưới, mang lại cho gia đình bác mức thu nhập trên dưới 200 triệu đồng, một con số mơ tưởng của nhiều người.
 

Vườn dưa lưới với gần 1.200 quả, mỗi quả 1,2 - 1,5kg, giá bán 30.000 đồng/kg của bác Hồ Sỹ Thiên, thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà                          
 
Nếu như sau 7 năm, người dân trong thôn mới thật sự tin tưởng và có đủ can đảm để bỏ cây lạc, cây khoai theo bác học nghề trồng hoa thì chỉ sau 2 năm người dân Bắc Sơn đã mạnh dạn vay vốn dựng nhà lưới để trồng dưa theo bác. Với bản tính thật thà, chịu khó bác đã đưa hết những kiến thức, kinh nghiệm và của mình để truyền nghề cho mọi người, thậm chí còn đến tận vườn để hướng dẫn.
Cái nắng, cái gió Hà Tĩnh vẫn không làm khó được người nông dân đầy nghị lực này. Với bàn tay, khối óc và sự hăng say lao động, vượt lên nghèo khó gắn bó với ruộng vườn, bác đã không cho đất nghĩ để tạo nên hoa thơm, quả ngọt suốt 4 mùa trên mảnh đất “khô cằn sỏi đá” và minh chứng cho lời Bác Hồ đã dạy “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Thành quả của bác Thiên đã gieo mầm hi vọng cho một tương lai no đủ, trù phú trên mọi miền quê Hà Tĩnh. Từ những hạt mầm ban đầu ấy, giờ đây người dân không chỉ mạnh dạn để đầu tư nhà lưới trồng hoa, trồng dưa mà còn làm nhiều mô hình kinh tế mới, theo công nghệ mới góp phần làm “giàu, đẹp” thêm làng xã nông thôn mới Hà Tĩnh hôm nay.
 
Theo Kim Thịnh/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay25,768
  • Tháng hiện tại893,279
  • Tổng lượt truy cập90,956,672
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây