Học tập đạo đức HCM

Nông dân “lướt web” học làm ăn

Thứ ba - 28/11/2017 03:44
Những năm gần đây, internet đã phủ sóng đến các làng quê, thôn bản. Nhiều nông dân đã biết tận dụng lợi thế từ internet để học hỏi, mở mang kiến thức ứng dụng vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, tìm đầu ra cho sản phẩm…
Anh Trần Quốc Khánh ở xóm Trung Tiến (xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc) cũng có con đường khởi nghiệp thật gian nan. Năm 2000, anh xuất ngũ trở về địa phương, nhà chỉ có 3 sào ruộng khoán nên anh xoay xở đủ cách để kiếm sống mà vẫn chật vật. Sau 6 năm trời phải điều trị vì tai nạn, năm 2010 anh chọn nghề sản xuất hàng nhôm kính và cơ khí.
Thời gian đầu, sản phẩm của anh kiểu dáng đơn điệu, rập khuôn nên không được khách hàng ưa chuộng. Mãi đến năm 2013, một lần tình cờ vào mạng xem mẫu mã, kỹ thuật… anh như được “mở mắt”. Từ đó, mặt hàng của cơ sở sản xuất hàng nhôm kính và cơ khí của anh đẹp, phong phú hẳn. Khách hàng từ nhiều nơi tìm đến, công việc ngày càng phát triển, anh mở rộng quy mô và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập từ 6-7,5 triệu đồng/người/tháng. 
Có hơn 5 sào đất, anh Nguyễn Hữu Hóa ở xóm 3 (xã Nghi Ân, TP Vinh) quyết định trồng hoa và cây cảnh để kinh doanh. Theo anh Hóa, yếu tố sống còn của nghề là nắm bắt nhu cầu thị trường. Vận dụng kiến thức từ các trang mạng, anh bắt đầu sản xuất và tìm kiếm bạn hàng.
Anh chia sẻ: “Tôi thường tra trên mạng những giống hoa, dáng cây cảnh mới, sở thích của khách hàng trong và ngoài tỉnh đối với cây cảnh. Thị trường cây cảnh thay đổi theo từng năm, nếu không nắm bắt kịp thời, mình trồng chẳng bán được cho ai”. Hiện vườn hoa, cây cảnh của anh mỗi năm thu lời bình quân gần 200 triệu đồng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động.  
Năm 2003, tốt nghiệp THPT, thanh niên Trần Văn Hải ở xóm 4 (xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa) theo cha học nghề mộc. Nhưng vốn là người có chí làm giàu nên anh Hải không bằng lòng với công việc của mình. Năm 2006, anh quyết định tập nuôi gà thịt và gà giống.
Thời gian đầu, do chưa quen với đặc tính vật nuôi, anh liên tục gặp rủi ro, gà bệnh chết nhiều. Anh tới tiệm internet trong vùng để tìm kiếm thông tin, kiến thức về chăn nuôi gà. Các kiến thức thu được trên mạng đã khiến anh mạnh dạn tiếp tục sản xuất và lứa gà nuôi đầu tiên đã thành công. Anh quyết định mở rộng quy mô nuôi gà thịt. Đến nay, anh Hải đã có 1.000m2 trang trại với số lượng gà thường xuyên trên 1.000 con.  
Đó là một vài gương mặt trong số rất nhiều thanh niên nông thôn đã và đang thành công nhờ biết học hỏi kinh nghiệm từ kho kiến thức khổng lồ trên mạng internet. Riêng anh Trần Văn Hải còn được Tỉnh đoàn Nghệ An trao tặng giải thưởng “Gương mặt trẻ Nghệ An tiêu biểu”.
Năm 2014, chàng thanh niên 34 tuổi này còn vinh dự cùng 150 nhà nông trẻ xuất sắc trên cả nước được Trung ương Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của. Anh Hải tâm sự: “Lúc đầu tôi cũng định theo bạn bè đi xa lập nghiệp, nhưng tôi suy nghĩ, nếu cố gắng và có chí, mình có thể lập nghiệp ngay tại quê hương. Tôi nuôi gà theo cách thức vừa nuôi, vừa học. Học trên mạng là chính nhưng vẫn phải chắt lọc thông tin cẩn thận.

DUY CƯỜNG/sggp.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm506
  • Hôm nay85,092
  • Tháng hiện tại790,205
  • Tổng lượt truy cập90,853,598
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây