Ông Nguyễn Sỹ Thành ở xóm 7, xã Thanh Thủy đã quyết định vào vùng Khe Mừ để chăn nuôi trâu bò hàng hóa. Bắt đầu từ năm 2008, với sự giúp đỡ của Hội nông dân xã, gia đinh ông vay 30 triệu đồng, cùng với một số vốn liếng của gia đình ông mua 8 con bò nái sinh sản và sau đó khoảng 2 năm số lượng lại được nhân đôi. Đến nay gia đình ông có đàn trâu bò trên 80 con, trong đó có 30 con bò nái sinh sản, 10 con trâu mẹ với trên 7ha cây keo nguyên liệu, trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng gần 1 tỷ đồng.
Thanh Thủy là một xã miền núi có tiềm năng đất đai rộng lớn, phù hợp cho phát triển chăn nuôi nhất là đàn trâu bò, lợn và các loại gia cầm khác. Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, đó là tập trung ưu tiên cho Hội nông dân phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào chăn nuôi đàn trâu bò hàng hóa. Điều đó, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2%.
Đàn bò vàng ở Thanh Chương được chú trọng nâng cao sản lượng thịt phục vụ thị trường. |
Những năm gân đây, huyện Thanh Chương tập trung phát triển đàn trâu, bò hàng hóa với những cơ chế, chính sách cho các hộ dân vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật... Mục tiêu đến năm 2020, huyện có khoảng 45.000 con trâu bò hàng hóa, sản lượng thịt xuất chồng khoảng trên 2.000 tấn, tỷ trọng thu nhập của chăn nuôi trâu, bò trong nội ngành chăn nuôi chiếm 10-11%.
Văn Lý
Nguồn: baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã