Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả cao

Thứ tư - 05/09/2018 09:48
Chi phí thấp, thân thiện môi trường, hiệu quả cao là một trong những tính năng ưu việt khi áp dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE trên địa bàn Hà Tĩnh.

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả caoMô hình áp dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE tại xã Xuân Lam (Nghi Xuân)

Anh Trần Đình Thanh (tổ dân phố 5 thị trấn Xuân An) - người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE dưới hồ Khe Lim của xã Xuân Hồng (Nghi Xuân), chia sẻ: "Tôi có ý định nuôi cá lồng bè từ lâu nhưng qua tìm hiểu thì thấy, các hộ nuôi theo hình thức này sử dụng bằng vật liệu gỗ, phao... có độ bền không cao, thường bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ nên khó có thể thu gom, rất ảnh hưởng tới môi trường. Năm nào cũng phải sửa chữa, gia cố lại lồng bè, nhất là và mùa mưa bão với chi phí khá cao."

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả caoNuôi cá bằng lồng nhựa HDPE chi phí thấp, hiệu quả cao

“Sau khi được tiếp cận dự án của Sở KH&CN, biết được những ưu điểm của vật liệu HDPE nên tôi đã mạnh dạn đầu tư hơn hơn 300 triệu đồng, đóng 10 ô lồng với diện tích 1.000 m3 nước để nuôi cá. Cùng với đó, gia đình đã được hỗ trợ 5.000 con giống cá trắm đen, chép giò, rô phi.., thức ăn và tập huấn khoa học kỹ thuật khi tham gia dự án” – anh Thanh cho biết thêm.

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả caoHệ thống lồng nuôi dễ dàng thích nghi với những nơi có sóng to gió lớn.

Sau hơn 4 tháng thả nuôi, mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ HDPE của anh Thanh đạt năng suất 20 kg/m3 với sản lượng hơn 10 tấn, (tỷ lệ sống các loại cá đạt từ 83 – 99 %), thu về hơn 1 tỷ đồng. Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN cấp tỉnh, mô hình nuôi cá trong lồng nhựa HDPE chi phí thấp (rẻ hơn lồng truyền thống 15 - 20%, tiết kiệm chi phí nhân công vận hành) và chất lượng, hiệu quả cao.

Cũng may mắn được dự án hỗ trợ, anh Phùng Anh Quang ở xã Đức Ân (Vũ Quang) đã tận dụng mặt nước tại đập Trổ của xã Đức Giang mạnh dạn đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để đầu tư nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE.

"Ưu điểm của công nghệ này là hệ thống cho ăn tự động nên người nuôi chỉ việc ngồi ở trên quan sát các lồng, điều chỉnh các van để lượng thức ăn vào lồng cho hợp lý. Chỉ những chi tiết nhỏ này thôi nhưng cũng đã giúp cho tôi giảm thiểu được tối đa nhân công và thời gian chăm sóc." - Anh Quang cho hay.

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả caoVới kết cấu khá đơn giản nên việc lắp đặt, thi công và vận hành hệ thống lồng rất dễ dàng

Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt của tỉnh, từ giữa năm 2017 - 2018, bằng một phần nguồn vốn hỗ trợ khoa học của tỉnh và nguồn vốn tự có của doanh nghiệp - Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã triển khai thực hiện có hiệu quả “Dự án Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm một số loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ lồng nhựa HDPE chi phí thấp trên hồ chứa tại Hà Tĩnh”.

Thạc sĩ Hoàng Văn Hợi – cán bộ chuyển giao công nghệ lồng nhựa HDPE, cho biết: Hệ thống lồng nuôi cá gồm 4 bộ phận chính: Khung lồng, giá nâng lưới, túi lưới, neo. Với kết cấu khá đơn giản nên việc lắp đặt, thi công và vận hành rất dễ dàng mà giá thành lại rẻ, chỉ bằng một nửa các hệ thống được làm bằng tre, bằng gỗ. Do sử dụng các chất liệu có độ bền cao, dễ kiếm ngoài thị trường nên tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Nhờ có độ đàn hồi tốt, hệ thống lồng nuôi này dễ dàng thích nghi với những nơi có sóng to gió lớn.

Nuôi cá lồng nhựa: Chi phí thấp, hiệu quả caoCần nhân rộng mô hình nuôi cá bằng công nghệ lồng nhựa HDPE trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo yêu tố môi trường.

Cùng với Nghi Xuân, Vũ Quang... mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE đã bắt đầu được triển khai tại một số địa phương trong tỉnh. Và, điều chung nhất dễ nhận thấy đó là tính hiệu quả và yếu tố thân thiện môi trường được đánh giá tốt; có triển vọng và khả năng nhân rộng cao cho các vùng có hồ chứa trên địa bàn tỉnh.

Tác giả bài viết: Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay50,173
  • Tháng hiện tại755,286
  • Tổng lượt truy cập90,818,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây