Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà trên đồi, mỗi năm người dân Yên Thế thu tới 1.200 tỷ

Thứ hai - 29/10/2018 04:28
Huyện Yên Thế (Bắc Giang) hiện có khoảng 3,3 triệu con gà, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 12 - 14 triệu con, mang lại giá trị sản xuất khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Những năm qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng chú trọng chăn nuôi gà đồi theo hướng bền vững, từ đó phát huy thương hiệu, ngăn chặn gà nhập lậu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nhiều thăng trầm

Sau hơn 10 năm phát triển, chăn nuôi gà đồi hiện trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện miền núi Yên Thế. Năm 2011, gà đồi Yên Thế là vật nuôi đầu tiên trong cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ độc quyền.

Với sự nỗ lực của người chăn nuôi cũng như các cấp chính quyền địa phương, gà Yên Thế được tiêu thụ mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, góp phần đáng kể ngăn chặn gà nhập lậu. Nông dân Yên Thế đã thực sự hưởng lợi từ thương hiệu do chính họ tạo nên.

 nuoi ga tren doi, moi nam nguoi dan yen the thu toi 1.200 ty hinh anh 1

Chăn nuôi gà đồi tại xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế. Ảnh: Văn Thư 

Ông Thân Minh Sâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: Bên cạnh nâng cao chất lượng giống, sản phẩm, địa phương còn luôn tích cực tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “gà đồi Yên Thế”.

UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế có sự tham gia của lãnh đạo Bộ NNPTNT, Công Thương, KHCN, các địa phương lân cận và nhiều doanh nghiệp thu mua.

Nhưng cần biết rằng, đã có lúc, con gà cũng khiến nhiều gia đình nơi vùng cao này “tán gia, bại sản”. Do có thời điểm bà con tăng quy mô đàn ồ ạt, thiếu định hướng khiến gà Yên Thế luôn phải đối mặt với sức ép về thị trường tiêu thụ.

Mặt khác, người nuôi thiếu sự chọn lựa giống, chỉ chú trọng vào loại gà lớn nhanh, mã đẹp... làm cho chất lượng thịt kém, người mua quay lưng. Trong khi đó, vấn đề kiểm soát nguồn thức ăn, thuốc thú y khiến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm luôn đặt ra nhiều dấu hỏi.

Đó là chưa kể dịch bệnh luôn đe dọa người chăn nuôi, vào các năm 2008 - 2010, hàng triệu con gà bị chết vì dịch bệnh, phải tiêu hủy. Hay như việc thiếu thông tin trong chăn nuôi vào năm 2014 khiến hàng nghìn gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần do tăng đàn đột xuất, trong khi giá gà “lao dốc” không phanh...

Những vấn đề trên đặt ra cho chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế nhiệm vụ phát triển gà đồi theo hướng bền vững. Cụ thể, phải xây dựng được các mô hình chăn nuôi vừa giữ vững, phát huy được thương hiệu sẵn có, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao và được thị trường đón nhận...

Xây dựng chuỗi liên kết

Từ năm 2012 đến nay, địa phương rất chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm gà đồi, thực hiện hiệu quả đề án sản xuất, cung ứng gà; chú trọng xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh liên kết chăn nuôi - tiêu thụ... Trong đó, tỉnh Bắc Giang dành nhiều tỷ đồng hỗ trợ công tác lai tạo, thuần hóa các giống gà phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương. Các giống gà hiện được bà con nuôi chủ yếu gồm: Gà ri lai chiếm khoảng 55%, Mía lai 35%, còn lại là lai chọi, lai Hồ, lai Đông Tảo…

Ngoài ra, UBND huyện Yên Thế phối hợp Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nghiên cứu, lai tạo thành công giống gà VP34, mang những đặc trưng riêng như: Khỏe, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon... Hiện, giống gà này bước đầu được giao cho một số hộ nuôi thí điểm, cho hiệu quả tích cực và đang hoàn thành các thủ tục liên quan để đưa vào chăn nuôi đại trà.

Bên cạnh việc chuẩn hóa con giống, các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp, HTX hoặc hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác... Thời gian chăm sóc được ghi chép đầy đủ, theo dõi chặt chẽ theo quy trình VietGAP, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sản xuất sạch, giá trị cao...

Đơn cử như Công ty TNHH Giang Sơn đã liên kết với 80 hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn huyện; HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế ký hợp đồng cam kết tiêu thụ hơn 60.000 con gà, tạo ra các chuỗi từ chăn nuôi đến chế biến, tiêu thụ...

Bà Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Giang Sơn cho biết: Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi, giết mổ; sản phẩm được kiểm soát về chất lượng, gắn tem, kẹp chì truy xuất nguồn gốc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá thu mua được ấn định ở mức ổn định 68.000 - 70.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn từ 10.000 - 12.000 đồng/kg so với thị trường, bảo đảm các hộ có lãi. Đổi lại, các hộ cam kết nhập giống, chăn nuôi theo quy trình hướng dẫn, chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng của doanh nghiệp.

Chính quyền tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Thế chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, HTX xây dựng các điểm thu mua, gắn tem, logo thương hiệu đã được bảo hộ. Mặt khác, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong vùng thu giữ, xử lý sản phẩm nhái thương hiệu “gà đồi Yên Thế”; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm tra thú y, kiểm soát tốt vật nuôi ra, vào huyện; chú trọng quản lý thương hiệu, gắn trách nhiệm đến từng hộ chăn nuôi...

Theo Ngọc Tùng/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay35,754
  • Tháng hiện tại903,265
  • Tổng lượt truy cập90,966,658
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây