Nhà màng của THT sản xuất dưa lưới HT farm có tổng diện tích 6.000 m2 tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Thạch Lạc; trong đó, có 2.000 m2 trồng dưa lê và 4.000 m2 còn lại sản xuất dưa lưới.
Theo anh Hồ Văn Hà - Tổ trưởng THT, mô hình được xây dựng từ tháng 6/2022 với tổng mức đầu tư gần 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí do 10 tổ viên đóng góp; gồm các hạng mục nhà màng, hệ thống tưới, giàn leo...
Bắt đầu từ tháng 1 năm nay, THT đã xuống giống trồng 5.000 gốc dưa lê siêu ngọt trong nhà màng. Thông thường, sau 2,5 tháng kể từ ngày xuống giống, dưa lê đã có thể cho thu hoạch.
Tuy nhiên, theo anh Hà, do thời tiết những tháng đầu năm khá lạnh nên quá trình sinh trưởng của dưa lê kéo dài hơn bình thường và rơi vào khoảng 3 tháng.
Chính vì vậy, để dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt, các tổ viên THT duy trì chế độ tưới tiêu 2 ngày/lần.
Khoảng 15 ngày nữa, 5.000 gốc dưa lê trong nhà màng sẽ đến kỳ thu hoạch. Mỗi quả dưa lê có cân nặng từ 4 - 7g và được bán với giá thành từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Dự kiến vụ thu hoạch này, THT thu về hơn 40 triệu đồng.
Ngoài dưa lê, THT còn trồng 9.000 gốc dưa lưới trong nhà màng...
Trong đó, có 2.000 gốc dưa lưới được xuống giống từ tháng 2 âm lịch...
Trong quá trình sinh trưởng của cây, các thành viên thường xuyên theo dõi, tỉa lá già úa, kiểm tra dinh dưỡng, quan sát sự phát triển để điều chỉnh cho phù hợp.
Nhà màng và lưới chuyên dụng giúp tránh các loại sâu bệnh gây hại, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm dưa lưới của THT đảm bảo quy trình sản xuất sạch.
Trung bình mỗi năm, dưa lưới cho thu hoạch 2 vụ. Với giá bán 25.000 đồng/kg, sau mỗi vụ thu hoạch dưa lưới, doanh thu của THT tăng thêm khoảng 100 triệu đồng, lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
Hiện nay, các sản phẩm dưa lê, dưa lưới của THT được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường Hà Tĩnh và Nghệ An; tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 250 ngàn đồng/ngày.
Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc Nguyễn Xuân Tùng đánh giá, ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng còn có hiệu quả về mặt xã hội nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm an toàn có giá trị; bảo vệ môi trường, sức khỏe người tiêu dùng. Sắp tới, xã sẽ nghiên cứu, ban hành một số chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình này trên địa bàn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã