Học tập đạo đức HCM

Cử nhân ngữ văn bằng giỏi về quê nuôi thỏ

Thứ bảy - 11/03/2017 01:00
Tốt nghiệp cử nhân ngữ văn với tấm bằng loại giỏi, Trần Thanh Cần (28 tuổi, ngụ tại thôn Vọng Sơn, xã Sơn Phú, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở về quê nuôi thỏ làm giàu.
Anh Cần cho biết, từ hồi là sinh viên năm thứ 3, trong một lần được bạn học đưa đi tham quan mô hình nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Thừa Thiên-Huế, anh đã bắt đầu để ý đến vật nuôi này, rồi xác định sau khi tốt nghiệp sẽ về quê nuôi thỏ. “Em vừa đi học, vừa đi làm thêm, tích góp tiền cho việc khởi nghiệp”, anh Cần nói.
Năm 2012, cầm chiếc bằng cử nhân loại giỏi về cất vào tủ, anh Cần đem 15 triệu đồng tích cóp được mua gỗ, làm chuồng và ra Hà Nội mua 11 con thỏ New Zealand về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, ngay lứa thỏ đầu tiên, anh đã bị thất bại hoàn toàn, đàn thỏ bỗng nhiên lăn đùng ra chết. “Do không hiểu biết nhiều về kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho thỏ nên toàn bộ thỏ trong chuồng bị nấm ghẻ. Vốn liếng và công sức mất trắng theo xác thỏ”, anh Cần nói.
Thấy việc nuôi thỏ chẳng "dễ ăn" chút nào, bố mẹ anh ra sức phản đối và yêu cầu con trai tìm công việc phù hợp với chuyên ngành đã học để lập nghiệp. Nhưng với quyết tâm và đam mê của mình, dần dà anh Cần cũng thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho vay vốn mở trang trại trên diện tích 400 m2, mua thỏ địa phương nuôi lấy thịt và nghiên cứu thêm tập tính của thỏ.
Thay vì làm chuồng bằng gỗ, để chống mối mọt và mầm bệnh, anh Cần đầu tư làm chuồng thỏ bằng sắt. Cùng với đó, anh sử dụng đệm lót sinh học giúp kiểm soát chất thải, ngăn chặn mầm bệnh. Thức ăn cho thỏ đều là những loại lá cây sẵn có như lá sắn, lá mít, lá chuối, cỏ voi… nên cũng giúp tiết giảm được chi phí đầu vào. Giá bán thỏ thương phẩm của anh vì vậy cạnh tranh hơn so với các cơ sở nuôi thỏ khác. Sau 3 tháng, đàn thỏ bắt đầu cho lãi.
Cử nhân ngữ văn bằng giỏi về quê nuôi thỏ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tự tạo cơ hội: Kỹ sư cơ khí nuôi thỏ lai
Từ bỏ chức trưởng phòng tại một công ty cơ khí có tiếng ở TP.Đà Nẵng, anh Dương Văn Chính (36 tuổi) về quê đeo đuổi giấc mơ làm giàu bằng nghề nuôi thỏ.
Doanh thu trên 1,5 tỉ đồng/năm
Đúc rút được kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức trên internet, anh Cần tự tin quay lại với giống thỏ New Zealand, bắt đầu với 50 cặp thỏ bố mẹ. Chỉ sau 1 năm, mỗi cặp thỏ bố mẹ đẻ ra 5 lứa thỏ con khiến số lượng thỏ trong chuồng có khi lên đến 2.000 con. “Mỗi cặp thỏ bố mẹ một lứa đẻ từ 5 - 10 con. Thỏ con nuôi 3 tháng sẽ bán thịt với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg. Thỏ giống bán giá 120.000 - 140.000 đồng/kg. Năm đó, mình lãi được 40 triệu đồng”, anh Cần cho biết.
Anh Cần sau đó quyết định mở rộng sản xuất bằng việc đưa giống thỏ chất lượng đến với nông dân, cùng bà con trong vùng làm giàu. Anh mở xưởng cơ khí, tự tay làm chuồng thỏ bằng sắt, bán thỏ giống cho người nuôi, sau đó chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, cách thức cho ăn, tiêm phòng vắc xin cho đàn thỏ. Chàng cử nhân ngữ văn này cũng tìm đối tác, rồi đứng ra thu mua thỏ thương phẩm hoặc thỏ giống cho bà con.
Trại thỏ của anh Cần hiện nuôi 400 thỏ nái. Mỗi năm ước tính anh xuất ra thị trường khoảng 10.000 - 20.000 con thỏ giống và 2 tấn thỏ thịt. Không dừng lại ở nghề nuôi thỏ, hiện anh Cần cũng đầu tư mở rộng xưởng cơ khí, không chỉ sản xuất chuồng thỏ, mà còn sản xuất các mặt hàng gia dụng cũng như phục vụ thi công các công trình xây dựng, thường xuyên tạo việc làm cho 5 lao động ở địa phương với mức lương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Cộng cả tiền bán thỏ và lãi lời có được từ việc thu mua thỏ, mỗi năm anh Cần thu về 1,5 - 1,7 tỉ đồng
Theo Phạm Đức/thanhnien.vn
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/cu-nhan-ngu-van-bang-gioi-ve-que-nuoi-tho-813387.html
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay57,305
  • Tháng hiện tại854,003
  • Tổng lượt truy cập90,917,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây